6 nguyên nhân bệnh xương khớp và biện pháp phòng ngừa

Những vấn đề về xương khớp luôn khiến cho người bệnh đau nhức, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, việc kịp thời tìm hiểu những nguyên nhân bệnh xương khớp nhằm phòng tránh cũng như phát hiện tình trạng bệnh lý kịp thời rất quan trọng. Vậy bệnh xương khớp xuất hiện do những nguyên nhân nào? Hãy cùng vnsuckhoe.vn tìm hiểu 6 nguyên nhân bệnh xương khớp và biện pháp phòng ngừa hiệu quả ngay sau đây!

6 NGUYÊN NHÂN BỆNH XƯƠNG KHỚP PHỔ BIẾN

Thời tiết

Có không ít người cảm thấy bị đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là những người lớn tuổi. Thông thường, các triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ xuất hiện tại những thời điểm thời tiết hanh khô, ẩm ướt hay nóng lạnh thất thường.

Theo các chuyên gia, điều kiện thời tiết lạnh kèm theo mưa phùn, độ ẩm cao trong không khí có thể dẫn đến một số thay đổi trong hệ thống xương khớp, chẳng hạn như gân bị co rút lại, bề mặt sụn bị giảm sự trơn láng, dịch khớp đông quánh hơn bình thường,... Với những thay đổi này, khớp của bạn thường trở nên khô cứng, đau nhức và khó khăn hơn trong việc vận động.

Thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân bệnh xương khớp phổ biến

Mang giày, dép cao gót quá nhiều trong thời gian dài

Một trong những nguyên nhân bệnh xương khớp phổ biến không thể không nhắc đến chính là mang giày, dép cao gót quá nhiều. Khi đi giày cao gót mỗi ngày trong nhiều giờ có thể dẫn đến tình trạng tổn thương tích lũy ở xương. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh lý viêm khớp.

Ngoài ra, việc đi giày cao gót quá nhiều còn làm tăng nguy cơ giãn dây thần kinh, đau cột sống, đau lưng, đau đầu gối,... Nguyên nhân bởi vì giày, dép cao gót làm trọng lượng của cơ thể phân bố không đồng đều. Cụ thể, trọng lượng cơ thể sẽ dồn về phía trước, từ đó khiến cho cơ tứ đầu đùi phải chịu áp lực rất lớn để có thể giữ thẳng đầu gối. Về lâu dài, điều này sẽ khiến người bệnh đối mặt với tình trạng đau nhức khớp gối, gây ra những ảnh hưởng xấu lên hệ xương khớp.

Thiếu hụt vitamin D

Vitamin D là một trong những chất quan trọng và vô cùng cần thiết cho sự phát triển, hoàn thiện của hệ xương khớp trong cơ thể mỗi người. Vậy nên, nguyên nhân bệnh xương khớp chủ yếu mà nhiều người gặp phải chính là do thiếu hụt vitamin D. Đối với người lớn, đặc biệt là người cao tuổi, việc thiếu vitamin D có thể gây ra nguy cơ loãng lương, thoái hóa khớp,... cao.

Ở trẻ nhỏ, tình trạng thiếu vitamin D có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như còi xương; các hệ lụy kèm theo khác như trẻ phát triển chậm, cong vẹo cột sống, khiếm khuyết răng, xương bị biến dạng,...

Giới tính

Nghe có vẻ lạ nhưng giới tính cũng đóng vai trò nhất định trong việc gây ra tình trạng viêm xương khớp hay đau nhức xương khớp. Trên thực tế, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở những người phụ nữ có độ tuổi từ 50 trở lên cao hơn so với các nhóm tuổi và giới tình khác.

Nguyên nhân bệnh xương khớp này chủ yếu do phụ nữ ở tuổi mãn kinh thiếu hụt estrogen. Trong khi đó, estrogen có tác dụng bảo vệ khớp, do vậy, khi đang trong độ tuổi mãn kinh, việc suy giảm estrogen có thể khiến cho phụ nữ bị đau nhức xương khớp nhiều hơn so với nam giới.

Phụ nữ tuổi mãn kinh thường có nguy cơ mắc bệnh xương khớp hơn nam giới

Phơi nhiễm do tiếp xúc với môi trường độc hại

Phơi nhiễm do tiếp xúc với môi trường sinh hoạt, làm việc độc hại cũng là một nguyên nhân bệnh xương khớp mà bạn cần nắm rõ. Đặc biệt, khi phơi nhiễm silica hoặc amiăng, nguy cơ phát triển thành bệnh lý viêm khớp dạng thấp sẽ càng tăng cao hơn.

Khớp xương tích tụ urate

Thông thường, acid uric sẽ được hòa tan trong máu và đào thải ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Trong trường hợp cơ thể sản xuất ra quá nhiều acid uric hoặc thận bài tiết được quá ít lượng acid uric, các tinh thể muối urate sẽ bị tích tụ trong khớp.

Lúc này, tình trạng urate tích tụ trong khớp xương có thể khiến bạn bị viêm, đau dữ dội ở các khớp, đặc biệt là khu vực gốc ngón chân cái. Đây cũng chính là biểu hiện phổ biến của bệnh gút (gout) mà bạn cần cẩn trọng.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP PHÒNG TRÁNH BỆNH XƯƠNG KHỚP

Bệnh xương khớp sẽ có những triệu chứng biểu hiện xấu đi theo thời gian nếu bạn không thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách. Vậy nên sau khi hiểu được những nguyên nhân bệnh xương khớp như trên, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau để phòng tránh những bệnh lý về xương hiệu quả:

Quản lý cân nặng cơ thể

Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ làm tăng thêm áp lực lên các khớp xương, đặc biệt là hông, đầu gối và bàn chân. Vậy nên, những bác sĩ thường khuyên bệnh nhân mắc bệnh xương khớp cần giảm cân nếu đang gặp phải tình trạng béo phì, thừa cân. Thông qua việc giảm cân, bạn sẽ đồng thời giảm sức nặng đáng kể cho các khớp, giảm đau hiệu quả, ngăn ngừa được những tổn thương trong tương lai cho hệ xương khớp.

Tập thể dục, vận động đúng cách và đều đặn

Nếu đang trong tình trạng đau khớp, việc tập thể dục đúng cách và đều đặn có thể giúp bạn:

Quản lý cân nặng cơ thể một cách hiệu quả.

♦ Tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp, hỗ trợ nhiều hơn cho quá trình điều trị các bệnh lý về xương khớp.

♦ Giúp các khớp trở nên tốt và linh hoạt hơn.

♦ Khi muốn tập thể dục để nâng cao sức khỏe xương khớp, bạn có thể bắt đầu với những bài tập như đi dạo bộ, đạp xe, bơi lội hoặc một số hoạt động dưới nước khác,...

Tập luyện thể dục nhẹ nhàng giúp phòng tránh, giảm tình trạng đau nhức xương khớp

Xây dựng và tuân thủ chế độ ăn lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh, có nhiều rau xanh, trái cây tươi và những chất dinh dưỡng cần thiết có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện, trong đó có hệ xương khớp.

Vậy nên, để phòng tránh hiệu quả các bệnh xương khớp, bạn nên tăng cường tiêu thụ những chất chống oxy hóa, xây dựng chế độ ăn nhiều thực vật nhằm giúp cơ thể giảm viêm thông qua việc loại bỏ các gốc tự do.

Giảm căng thẳng với thiền hoặc yoga

Tăng căng thẳng có thể khiến cho các bệnh về xương khớp và sức khỏe cơ thể trở nên tệ hơn. Trên thực tế, việc giảm căng thẳng khi thiền hoặc yoga hoàn toàn có thể giúp giảm tình trạng viêm và đau xương khớp. Chính vì vậy, bạn có thể thực hiện những phương pháp thư giãn như thiền, yoga,... với các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn và kiểm soát hơi thở để giảm tình trạng đau nhức các cơ, xương khớp hiệu quả.

Việc nhận biết những yếu tố, nguyên nhân bệnh xương khớp và một trong những việc làm cần thiết để giúp kiểm soát bệnh xương khớp. Hy vọng bài viết trên của vnsuckhoe.vn đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích nhất để phòng tránh và phát hiện kịp thời những bệnh lý về xương khớp.

tin y tế

dinh dưỡng