7 bệnh nhi khoa thường gặp: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Trẻ nhỏ thường rất dễ mắc bệnh do có hệ miễn dịch yếu, hệ thống trong cơ thể chưa phát triển được hoàn thiện như người trưởng thành. Đặc biệt vào những thời điểm thời tiết đột ngột thay đổi, môi trường bụi bẩn,... trẻ nhỏ càng dễ mắc phải các bệnh lý khác nhau hơn do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu về các bệnh nhi khoa thường gặp để phòng tránh cho con trẻ. Ngay sau đây, vnsuckhoe.vn xin được chia sẻ X bệnh nhi khoa thường gặp kèm theo nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết mà các bậc phụ huynh nên tham khảo.

7 BỆNH NHI KHOA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

Tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng xuất hiện do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây nhiễm trùng, chúng thường sống trong đường tiêu hóa. Trẻ em thường rất dễ mắc bệnh tay chân miệng thì hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa có khả năng chống lại virus gây bệnh. Thông qua việc giao tiếp, tiếp xúc thông thường với các trẻ em bị tay chân miệng cũng có thể khiến trẻ bị lây bệnh.

Bệnh nhi khoa thường gặp này thường xảy ra vào mùa xuân, hè, thu vì virus gây bệnh sẽ có điều kiện sinh sôi khi thời tiết nóng ẩm. Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ nhỏ thường có các triệu chứng như sốt  cao, đau bụng, chán ăn, buồn nôn, ho, loét miệng và bên trong khoang miệng bắt đầu xuất hiện những nốt đỏ.

Tay chân miệng là bệnh nhi khoa thường gặp ở trẻ nhỏ

Viêm tai ngoài

Bệnh viêm tai ngoài là hiện tượng nhiễm trùng ở lớp da mỏng tại khoang tai (được tính từ màng nhĩ đến bên ngoài của tai). Bệnh viêm tai ngoài do vi khuẩn và nấm gây ra, có thể đi vào tai khi trẻ bơi lội hoặc có dị vật trong tai.

Ngoài ra, những trẻ nhỏ thường mắc những bệnh lý về da cũng rất dễ bị viêm tai ngoài vì đây là thời điểm nhạy cảm để vi khuẩn và nấm phát triển trong tai của trẻ. Khi đó, trẻ sẽ có các biểu hiện như ngứa và đau tai, có mủ chảy từ trong tai ra, thính lực bị giảm.

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một bệnh nhi khoa thường gặp ở trẻ nhỏ và đây là tình trạng viêm cấp do ứ đọng dịch bên trong hốc xương tai, từ đó gây nhiễm trùng. Ở trẻ nhỏ, vòi nhĩ nối hòm tai và họng mũi sẽ ngắn, tuy nhiên, trẻ lại có khẩu kính lớn hơn so với người trưởng thành. Chính vì vậy, vi khuẩn gây bệnh và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ chảy vào vòm tai của trẻ và gây ra tình trạng viêm.

Trẻ bị viêm tai giữa thường kèm theo các dấu hiệu phổ biến như sốt cao, thính giác kém, trẻ kém ăn, bị đau tai và có thể nôn mửa.

Trẻ nhỏ rất dễ mắc phải bệnh viêm tai giữa

Viêm thanh quản

Bệnh viêm thanh quản xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ vào thời điểm chuyển mùa từ thu sang đông. Khi nhiệt độ không khí thấp, đường hô hấp của trẻ ngắn kèm theo việc không có lông sưởi như ở người lớn nên không khí đi vào hệ thống hô hấp của trẻ em sẽ không được làm ấm. Từ đó, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm lạnh hệ thanh quản. Đồng thời, các loại vi khuẩn, virus cũng dễ dàng xâm nhập vào và gây bệnh cho trẻ.

Hơn nữa, hầu hết trẻ em đều có tính hiếu động, hay la hét nên thường dẫn đến tình trạng hộp thoại, dây thanh hoạt động quá mức dẫn đến việc kích ứng gây viêm hoặc nhiễm trùng. Khi các dây thanh quản của trẻ bị viêm, sưng sẽ làm hình dạng bị biến đổi, kéo theo tình trạng biến dạng âm thanh và khiến cho trẻ có các biểu hiện như khàn tiếng, ho, ho khan.

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh nhi khoa thường gặp do loại virus Adenovirus gây nên. Ngoài ra, bệnh đau mắt đỏ còn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ do khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu xuất hiện và gây nhiễm trùng ở mắt của trẻ. Các virus, vi khuẩn đau mắt đỏ thường sinh sôi trong môi trường không khí có độ ẩm cao, nhất là lúc thời tiết chuyển từ nắng sang mưa.

Vì vậy, khi đến thời điểm giao mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh đau mắt đỏ. Đồng thời, bệnh này còn có khả năng lây lan qua đường hô hấp, khi trẻ nhỏ tiếp xúc với người bệnh. Một trong những biểu hiện đặc trưng khi trẻ bị đau mắt đỏ chính là đỏ mắt, mí mắt bị sưng nề lên, mắt có nhiều gỉ (ghèn mắt).

Đau mắt đỏ là bệnh nhi khoa thường gặp ở trẻ em mà các bậc cha mẹ nên lưu ý

Thủy đậu

Thủy đậu hay bệnh trái lạ chính là bệnh truyền nhiễm và do virus thủy đậu gây ra. Bệnh thủy đậu lây truyền nhanh chóng qua hệ hô hấp khi người bình thường tiếp xúc với người đang mắc bệnh. Thông thường, bệnh thủy đậu rất thường xảy ra ở trẻ nhỏ vì khi đó, cơ thể của trẻ không thể tự miễn dịch với loại virus gây bệnh này.

Khi mắc bệnh thủy đậu, trẻ thường có các triệu chứng như sổ mũi, đau đầu, sốt nhẹ, ho, người mệt mỏi, chán ăn, cơ thể bắt đầu xuất hiện các mẩn đỏ và mẩn ngứa,... Trẻ bị thủy đậu nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm sớm rất dễ gây ra những biến chứng thần kinh nguy hiểm.

Sởi

Bệnh sởi do virus sởi gây ra và cũng là bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi khoa thường gặp này có nguy cơ lây lan nhanh, virus sởi sẽ lan truyền ra không khí thông qua các chất tiết của mũi, họng,... rồi vào đường hô hấp và lây bệnh cho trẻ nhỏ.

Vào thời gian đầu, trẻ mắc bệnh sởi sẽ có các biểu hiện như sốt cao, nổi ban và biếng ăn. Nếu không được phát hiện và điều trị nhanh chóng, bệnh sởi có thể gây ra cho trẻ những biến chứng nguy hiểm khác như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng nhĩ, tiêu chảy,...

Trẻ nhỏ rất dễ bị bệnh sởi do bệnh này có nguy cơ lây lan rất nhanh

NHỮNG CÁCH GIÚP BẢO VỆ SỨC KHỎE, PHÒNG BỆNH CHO TRẺ NHỎ

Để hạn chế được tình trạng con trẻ mắc phải những bệnh nhi khoa thường gặp, các bậc phụ huynh cần lưu ý và tham khảo thực hiện những cách sau đây:

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách xây dựng những bữa ăn khoa học, chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và các loại thực phẩm chứa vi khuẩn sống có lợi (như sữa chua) để phát triển lợi khuẩn, giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch.

► Khuyến khích con vận động thường xuyên và hợp lý với các môn thể thao, những hoạt động lành mạnh như nhảy dây, đạp xe, đi bộ hoặc bơi lội,...

► Tập cho bé thói quen chăm sóc, vệ sinh cơ thể đúng cách; rửa tay thường xuyên với xà phòng trước, sau khi ăn và sau khi tham gia các hoạt động vui chơi giải trí.

► Viêm vacxin phòng bệnh đầy đủ cho con trẻ để phòng tránh tốt những bệnh nhi khoa thường gặp cũng như các bệnh lý nguy hiểm khác.

► Tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc để bé có thể tăng cường sức đề kháng, khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

Với thông tin được vnsuckhoe.vn cung cấp về 7 bệnh nhi khoa thường gặp như trên và những bí quyết giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ, rất mong các bậc cha mẹ có thể bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe, đảm bảo sự phát triển toàn diện của con em mình.

tin y tế

dinh dưỡng