Bệnh lậu có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

Bệnh lậu là bệnh lý được liệt kê vào những căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua con đường tình dục. Bệnh lậu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Để biết thêm về Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lậu, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây:

BỆNH LẬU LÀ BỆNH GÌ?

Lậu là bệnh do vi khuẩn lậu cầu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Nó thường lây nhiễm các tế bào biểu mô của niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng, hầu họng hoặc kết mạc, gây kích ứng, đau và chảy máu rải rác.

Bệnh lậu thường lây lan nhanh nhất khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Bệnh cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con, chủ yếu ảnh hưởng đến mắt của trẻ sơ sinh. Nhiều trường hợp bệnh không có triệu chứng rõ ràng nhưng nếu không được điều trị có thể lan đến van tim hoặc khớp gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LẬU

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

Nam giới khi mắc bệnh lậu sẽ có những triệu chứng như:

● Khu vực xung quanh đầu dương vật, xung quanh bộ phận sinh dục bị sưng và ngứa.

● Vùng da tinh hoàn, bìu có thể có dấu hiệu viêm nhiễm, đau nhức, khó chịu do vi khuẩn lậu tấn công.

● Phần lỗ niệu đạo sưng đau, thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy do bị viêm nhiễm.

● Đầu dương vật chảy ra nhiều mủ vàng và xanh, đặc biệt là khi ngủ dậy vào buổi sáng.

● Đau, rát và khó chịu khi đi tiểu, tiểu nhiều lần liên tiếp.

● Thường xuyên bị đau, khó chịu khi quan hệ tình dục, đau khi cương cứng và xuất tinh.

● Mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng hạch bạch huyết ở bẹn, tinh dịch có lẫn máu, ớn lạnh…

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

Ở phụ nữ, triệu chứng bệnh lậu thường không rõ ràng, khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

● Sưng, ngứa ở âm đạo và âm hộ

● Khi đi khám phụ khoa, bạn sẽ thấy cổ tử cung sưng tấy, chảy máu khi chạm vào.

● Khí hư và dịch tiết ra nhiều, có mủ màu vàng, xanh, và có mùi hôi rất khó chịu.

● Đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, đôi khi có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

● Đau vùng chậu, đau vùng bụng dưới và đau khi quan hệ tình dục.

● Chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt.

 Triệu chứng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cũng là đối tượng của bệnh lậu. Biểu hiện của bệnh lậu ở trẻ sơ sinh thường sau 2 ngày chào đời:

● Mắt bị sưng đỏ, phù nề,có mủ vàng từ mắt chảy ra.

● Giác mạc bị viêm, đỏ và loét. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây viêm giác mạc, thậm chí là mù vĩnh viễn.

CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM BỆNH LẬU

1. Lây truyền qua đường tình dục

Khoảng 90 % số ca mắc bệnh lậu là do quan hệ tình dục không an toàn. Các hình thức quan hệ bằng miệng, đường sinh dục, hậu môn đều có thể mắc bệnh lậu.  Nếu quan hệ trực tiếp với người bệnh thì nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới rất nhiều: tỉ lệ lây nhiễm ở nam giới khoảng 20-25%, ở nữ giới 65-80%, đối với quan hệ đồng giới thì tỉ lệ mắc bệnh còn cao hơn.

2. Lây truyền từ mẹ sang con

Người mẹ mắc bệnh lậu sẽ lây cho con qua đường sinh thường. Khi chuyển dạ, thai nhi sẽ đi theo ống sinh ra ngoài, tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn lậu ngay tại cổ tử cung và âm đạo người mẹ nên khả năng lây bệnh là rất cao.

3. Lây qua đường máu

Vi khuẩn lậu tồn tại trong máu của người bệnh. Đối với trường hợp nhận máu từ người mắc bệnh hoặc sử dụng chung kim tiêm với người mắc bệnh thì khả năng lây nhiễm rất cao. 

4. Lây truyền gián tiếp

Vì xoắn khuẩn lậu rất yếu khi ra ngoài cơ thể nên trường hợp lây truyền qua những tiếp xúc thông thường như: sử dụng chung vật dụng cá nhân, mặc chung quần áo, tắm chung bồn tắm với người mắc bệnh lậu thường rất hiếm gặp.

BỆNH LẬU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Bệnh lậu có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ là . Bệnh lậu nếu không được được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:

 Với nam giới

Viêm mào tinh hoàn: Trước khi có kháng sinh trị liệu, 20% bệnh nhân lậu biến chứng viêm mào tinh hoàn, thường gây ra đau  và sưng tấy bìu đơn. Các trường hợp hiếm hơn có thể tiến triển thành áp xe của tuyến Tyson và Little, áp xe quanh niệu đạo, hoặc nhiễm trùng tuyến Cowper, tuyến tiền liệt, hoặc túi tinh.

Nhiễm lậu toàn thân: Chiếm tỷ lệ 1-3% bệnh nhân lậu cấp tính, nếu không điều trị kịp thời thường xuất hiện mụn mủ hoại tử, chảy máu hoặc mụn nước, đau khớp cổ chân, cổ tay và các khớp, đầu gối, ngón chân…

Vô sinh: Bệnh lậu thường phát triển cùng với nấm Candida, Trichomonas, Chlamydia,… gây viêm tinh hoàn, tắc ống dẫn tinh, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và dẫn đến vô sinh.

Lậu trực tràng: Chủ yếu xảy ra ở nam quan hệ tình dục đồng giới. Các triệu chứng bao gồm ngứa trực tràng, tiết dịch trực tràng đục, chảy máu và táo bón—có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện chất nhầy ban đỏ hoặc mủ trên thành trực tràng

 Với nữ giới

Gây viêm nhiễm phụ khoa: Bệnh lậu là nguyên nhân gây xói mòn cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm bàng quang, viêm thận, viêm bể thận, viêm niệu đạo ngược dòng ở nữ giới. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến viêm vùng chậu, tổn thương ống dẫn trứng, tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, thậm chí dẫn đến vô sinh.

Gây viêm nhiễm, ung thư trực tràng: Lậu trực tràng do quan hệ tình dục qua đường hậu môn với người bệnh. Bệnh kéo dài dễ gây viêm nhiễm hậu môn thậm chí là ung thư trực tràng.

Gây vô sinh, có thai ngoài tử cung: Bệnh lậu gây viêm nhiễm phần phụ, áp xe phần phụ (bao gồm cả vòi trứng và buồng trứng). Nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, dẫn đến xơ hóa, chít hẹp vòi trứng, là nguyên nhân gây vô sinh hoặc chửa ngoài dạ con ở nữ giới.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU HIỆU QUẢ

1. Điều trị bằng phác đồ kháng sinh

+ Sử dụng một số loại thuốc đặc hiệu kết hợp với kháng sinh phù hợp (có thể là thuốc uống kết hợp thuốc bôi, hoặc tiêm bắp…) là phương pháp điều trị bệnh lậu phổ biến hiện nay.

+ Thuốc chỉ phù hợp và đạy hiệu quả đối với bệnh lậu mức độ nhẹ, tại thời điểm bệnh mới khởi phát và không có tác dụng giúp phục hồi bất kỳ tổn thương vĩnh viễn nào do bệnh gây ra.

+ Bệnh nhân cần kiên trì dùng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ, tái khám lại theo dõi sau khi dùng thuốc. Bởi việc dùng thuốc trị lậu cần gian điều kéo dài, hiệu quả chậm.

+ Với các loại thuốc bôi trị triệu chứng ngứa rát tại chỗ thì không dùng được cho bệnh lậu trong quy đầu dương vật, niệu đạo (nam giới) hoặc trong âm đạo, tử cung (nữ giới)...

2. Phương pháp DHA tiên tiến

Bệnh lậu nặng sẽ được điều trị bằng phương pháp DHA. Đây là phương pháp điều trị bệnh lậu an toàn và ưu việt hiện nay sử dụng dòng điện từ trường cao tần để tiêu diệt mầm bệnh, phục hồi tế bào tổn thương, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Trên đây Chăm sóc sức khỏe Việt Nam đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về Bệnh lậu. Chúc bạn có được kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho mình. Đừng quên rằng mỗi ngày chúng tôi luôn cập nhật nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích, hãy đón xem nhé.

tin y tế

dinh dưỡng