Bệnh trĩ nên ăn gì? 5 lời khuyên hữu ích từ bác sĩ

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ, thực tế ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tăng cường vận động, xây dựng lối sống khoa học…thì chế độ ăn uống cũng là một biện pháp quan trọng nâng cao hiệu quả trong quá trình chữa trị, phòng ngừa bệnh trĩ tái phát sau điều trị. Vậy thì Bệnh trĩ nên ăn gì? 5 lời khuyên hữu ích từ chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn có chế độ ăn uống phù hợp

BỆNH TRĨ NÊN ĂN GÌ? - CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TỐT CHO NGƯỜI BỊ TRĨ

Khi mắc bệnh trĩ, bệnh nhân sẽ đối mặt với khá nhiều các triệu chứng “ám ảnh” như là: hậu môn sưng, đau, ngứa ngáy; tiết dịch ẩm ướt và hôi; đi cầu ra máu (số lượng có thể ít hoặc nhiều); sa búi trĩ… Do đó, bệnh nhân cần chú ý đến việc ăn uống, tránh gây kích thích hậu môn.

Chế độ ăn nhạt

Chế độ ăn nhạt phù hợp với tất cả mọi người và đặc biệt có lợi cho người bị bệnh trĩ. Do nhiều bệnh nhân trĩ thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn mặn, chua… dễ gây kích kích lên các búi trĩ ở hậu môn. Chế độ ăn nhạt không những loại bỏ các yếu tố khởi phát bệnh trĩ mà còn giữ cho cơ thể ở trạng thái vận động bình thường, có lợi cho hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng bệnh.

Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao

Đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ, đại tiện là một việc vô cùng đau đớn, bởi khi phân đẩy ra sẽ cọ xát hoặc kích thích lên các búi trĩ gây đau đớn, chảy máu. Do đó, với câu hỏi Bệnh trĩ nên ăn gì? thì các chuyên gia khuyên người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để khiến phân mềm ra, đại tiện “trơn tru” hơn, giúp giảm đau và cũng tránh được tình trạng chảy máu khi đại tiện.

Theo đó, một số thực phẩm giàu chất xơ như: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau bina hoặc một số loại quả tốt cho tiêu hóa như táo, chuối chín…

Hãy uống đủ nước mỗi ngày

Bên cạnh bệnh trĩ nên ăn gì? thì điều quan trọng là người bệnh phải uống đủ nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày, phải uống đủ - ngay khi cơ thể không cảm thấy khát. Bởi nước chính là một thành phần quan trọng giúp việc chuyển hóa các chất và hóa lỏng thức ăn; giúp phân bở, dễ di chuyển trong đường ruột hơn, việc tiêu hóa trở nên dễ dàng.

Hơn nữa việc bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày còn giúp cơ thể đào thải được độc tố, giảm được tình trạng táo bón (đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh trĩ trở nặng). Bên cạnh nước lọc, người bệnh có thể thay thể/ bổ sung thêm các loại nước hoa quả từ trái cây tươi.

Thực phẩm nhuận tràng

Đối với người mắc bệnh trĩ, việc bổ sung các thực phẩm nhuận tràng sẽ giúp ích rất tốt cho phòng ngừa táo bón, dễ đại tiện, giảm cảm giác đau rát hoặc chảy máu khi phân thoát ra… Một số thực phẩm người bệnh có thể bổ sung như: khoai lang, mật ong, dưa hấu, táo hoặc nhóm thức ăn giàu magie như bột yến mạch, bơ, cá bơn, hải sâm, đậu bắp, súp lơ xanh, rau chân vịt…

Bệnh trĩ nên ăn gì? Thực phẩm giàu sắt, vitamin

- Đối với người bị trĩ hay bị đại tiện ra máu, dễ dẫn đến mệt mỏi, thiếu máu. Do đó, cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu sắt như: khoai tây luộc, bông cải xanh, vừng (mè), cá ngừ, cua hấp…

- Người mắc bệnh trĩ nên ăn gì? không thể bỏ qua việc bỏ qua các nhóm thực phẩm giàu vitamin C như: cam, bưởi, chanh, quýt… bởi vitamin C là chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống oxy hóa và hỗ trợ làm lành tổn thương.

- Bên cạnh đó, một số loại dầu cũng tốt cho người bị trĩ như là dầu ô liu, dầu lanh, giấm táo… có thể thay thế cho những loại dầu ăn thông thường cũng rất tốt cho người bị trĩ

7 ĐIỀU CẦN KIÊNG KỊ ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN MẮC BỆNH TRĨ

Sau khi nắm được bệnh trĩ nên ăn gì? sau khi nắm được các chia sẻ hữu ích trên, thì chúng ta cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Bên cạnh đó, cũng chú ý đến 7+ lưu ý trong việc ăn uống, sinh hoạt sau đây

1. Tránh thức ăn cay

Bệnh nhân bị trĩ nên kiêng ăn những đồ cay, nóng như ớt, hạt tiêu, hành sống, tỏi sống, mù tạt, gừng… Vì loại thực phẩm này có thể kích thích các mạch máu ở trực tràng và hậu môn; sẽ khiến búi trĩ bị xung huyết và khiến cơn đau trĩ thêm trầm trọng.

2. Tránh ăn quá nhiều

Nhiều người đã hình thành thói quen xấu ráng ăn no trong 1 bữa. Tuy nhiên, sau khi ăn quá nhiều khiến bụng căng ra, áp lực ổ bụng tăng lên, do đó máu trở về tĩnh mạch trĩ bị ảnh hưởng, khiến bệnh tiến triển nặng thêm.

3. Tránh ngồi lâu

Ngồi lâu không vận động sẽ cản trở quá trình lưu thông máu vùng mông và thắt lưng, hậu môn chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể… khiến tình trạng bệnh trĩ thêm nghiêm trọng.

4. E ngại, không đi khám

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ không nên nghĩ bản thân mắc bệnh “nhạy cảm”, xấu hổ mà không đi khám, hoặc cho rằng bệnh nhẹ mà bỏ qua, sẽ khiến bệnh nặng thêm, khó chữa.

5. Tránh thắt lưng quá chặt

Nếu thắt lưng quá chật sẽ cản trở quá trình hồi lưu máu của hậu môn và khoang bụng, ảnh hưởng đến nhu động bình thường của ruột, ảnh hưởng đến đại tiện.

6. Tránh tình trạng ứ đọng phân

Nếu người bệnh sợ đại tiện đau, chảy máu hoặc có thói quen nhịn đại tiện; khiến phân nằm trong đường ruột quá lâu, khô cứng; sa búi trĩ chảy máu, tăng áp lực ổ bụng, đại tiện khó khăn.

7. Tránh uống rượu

Rượu có thể làm giãn và nghẹt tĩnh mạch trĩ, làm búi trĩ sưng lên. Sau khi uống rượu sẽ cảm thấy hậu môn khó chịu, ngày hôm sau có thể đi ngoài ra máu, nếu uống nhiều thì hậu quả càng nghiêm trọng. Vì vậy, những người bị bệnh trĩ nên tránh uống rượu bia.

Bạn vừa tham khảo thông tin bài viết bệnh trĩ nên ăn gì? tại trang https://vnsuckhoe.vn/. Chúc các bạn có những kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích. Tuy nhiên, những lời khuyên trên không thay thế cho những chỉ định thăm khám từ bác sĩ, hãy chủ động đi khám nếu có những triệu chứng bất thường bạn nhé!

tin y tế

dinh dưỡng