Bệnh trĩ nội: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa.

Bệnh trĩ là căn bệnh dường như không còn quá xa lại đối với chúng ta hiện nay. Đây là tình trạng phổ biến nhất về hậu môn trực tràng ở nước ta. Trong đó, trĩ nội gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh nhưng rất khó nhận biết. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về Những triệu chứng cảnh báo bệnh trĩ nội.

BỆNH TRĨ NỘI LÀ BỆNH GÌ?

Bệnh trĩ nội là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng tấy ở vùng hậu môn trực tràng do bị giãn quá mức. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ nằm phía dưới đường lược, khi bệnh tiến triển nặng hơn, khối thịt thừa này sẽ tăng dần kích thước và lồi ra ngoài.

Trĩ nội khó chẩn đoán hơn trĩ ngoại vì chúng ẩn trong trực tràng, không gây đau do không có thần kinh cảm giác. Trĩ nội hiếm khi sa ra ngoài nên bệnh nhân chỉ đến gặp bác sĩ khi có biến chứng chảy máu. Độ tuổi phổ biến mắc bệnh trĩ nội thường là từ 28 - 50 tuổi.

CÁC CẤP ĐỘ CỦA BỆNH TRĨ NỘI

Tùy vào cấp độ nghiêm trọng của bệnh mà các chuyên gia đã phân độ bệnh trĩ nội như sau:

➢ Bệnh trĩ nội độ 1: Nếu trĩ bên trong chảy máu nhưng không có cảm giác đau rát, búi trĩ vẫn còn bên trong trực tràng, nó được phân loại là trĩ độ I.

➢ Bệnh trĩ nội độ 2: Búi trĩ to hơn trước, vùng hậu môn của người bệnh lúc này sẽ đau rát, khó chịu hơn. Ở mức độ này, búi trĩ vẫn có thể co vào bên trong nhưng lượng máu khi đại tiện sẽ ra nhiều hơn.

➢ Bệnh trĩ nội độ 3: Trĩ độ III bị sa ra ngoài làm cơ thắt hậu môn bị nhão, không chỉ sa ra ngoài lúc đại tiện mà cả ngay khi ho hoặc vận động mạnh, và không thể tự thụt trở lại nếu người bệnh không dùng tay nhét búi trĩ vào.. Các biểu mô búi trĩ dày và to hơn, có màu đỏ sẫm và bề mặt thô. 

➢ Bệnh trĩ nội độ 4: Trĩ độ IV là giai đoạn bệnh trĩ nội nặng nhất, không thể chữa khỏi. Các búi trĩ sưng to và sa hẳn ra ngoài hậu môn, dù có tác động cũng không thể đẩy búi trĩ vào trong. Lúc này bệnh nhân rất dễ gặp phải tình trạng viêm loét, nhiễm trùng hoặc hoại tử búi trĩ.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ NỘI

Bệnh trĩ nội thường không gây đau đớn dữ dội nhưng có nhiều triệu chứng điển hình hơn so với trĩ ngoại. Trĩ nội khi còn nhẹ khó phát hiện do không sờ hay nhìn thấy được búi trĩ. Bạn có thể nhận biết bệnh trĩ qua các triệu chứng sau:

- Tăng tiết dịch nhầy.

- Lúc đầu có thể không có cảm giác đau rát, thậm chí có chảy máu hậu môn do trĩ. Đi ngoài nếu rặn có thể làm trầy xước búi trĩ và ống hậu môn, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy. Ngứa nặng hơn ở những bệnh nhân có nhiều chất nhầy hậu môn.

- Cảm giác như chưa đi hết phân ra ngoài nhưng có cố cũng không đẩy ra hết được.

Sau một thời gian, búi trĩ nội có thể lòi ra một phần, nhất là khi đại tiện và rặn mạnh. Người bệnh sẽ thấy búi trĩ sa này với các đặc điểm sau: 

- Khi chạm tay vào thấy mềm như dây cao su, có màu hơi hồng đỏ hoặc giống màu da.

- Búi trĩ sa thường tự đẩy vào bên trong hậu môn sau đó. 

Nhiều bệnh nhân nhầm lẫn giữa trĩ nội và sa trực tràng, tuy nhiên đây là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau. Sa trực tràng là khi một phần của trực tràng sa xuống và đẩy ra ngoài hậu môn, còn trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch bị giãn.

 

NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TRĨ NỘI

● Táo bón và tiêu chảy kéo dài: Tình trạng này sẽ gây áp lực cho trực tràng, hoặc rặn quá mạnh trong trường hợp táo bón, đi đại tiện nhiều lần khi bị tiêu chảy. Những tình trạng ai cũng từng trải qua dù ở bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên mọi người thường xem nhẹ bệnh này và không có biện pháp xử lý. Từ đó gây nên những tổn thương cho tĩnh mạch ở hậu môn, sau một thời gian, nguy cơ bệnh trĩ nội ngày càng tăng.

● Ngồi quá lâu: Ngồi lâu sẽ khiến vùng trực tràng bị căng thẳng. Đặc biệt là ngồi quá lâu khi đi đại tiện sẽ khiến vùng hậu môn chịu áp lực liên tục và bị tổn thương, người bệnh sẽ không tránh được việc phải đối mặt với bệnh trĩ. 

● Mang thai và sinh nở: Trong thai kỳ, do thai nhi lớn dần, tác động lên vùng xương chậu và phụ nữ sau sinh đã phải trải qua giai đoạn rặn đẻ tạo áp lực lên hậu môn, nên phụ nữ mang thai ở cuối thai kỳ và phụ nữ sau sinh sẽ có nguy cơ bị trĩ nội cao hơn so với người bình thường.

● Tuổi tác: Khi tuổi đời già đi, các cơ và tĩnh mạch ở hậu môn bị yếu đi, khiến bạn có nguy cơ bị chấn thương cao. Do đó, bệnh trĩ có xu hướng có nguy cơ cao hơn ở những người trung niên trở lên.

● Béo phì: Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh trĩ nội và ngoại cao hơn do tăng áp lực xung quanh trực tràng và béo phì có thể liên quan đến chế độ ăn uống kém, công với lối sống ít vận động.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NỘI

Bệnh trĩ nội có các cách điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

- Trĩ nội không phải là bệnh khó chữa nhưng cần điều trị sớm và kiên trì. Thuốc uống và thuốc bôi có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh mà không cần phẫu thuật.

- Duy trì chế độ ăn uống khoa học cũng là một trong các biện pháp chữa trị bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu. Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh nên tránh ăn những thức ăn khó tiêu, hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

- Đối với bệnh trĩ đã có biến chứng huyết khối, cần can thiệp sớm bằng phương pháp cắt bỏ hoặc phối hợp lấy huyết khối kèm cắt trĩ bằng các phương pháp khác.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ NỘI

Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống mỗi ngày

● Uống đủ 2 lít nước

● Không nên ngồi lâu; không nên nhịn đại tiện

● Không rặn khi đại tiện

● Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, chát

● Không để tình trạng táo bón xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài

● Tránh các đồ uống có cồn như rượu, bia; hạn chế uống nước ngọt đóng chai

● Không quan hệ tình dục qua đường hậu môn

● Tránh các hoạt động gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng

Chăm sóc sức khỏe Việt Nam đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về Bệnh trĩ nội. Chúc bạn có được kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho mình. Đừng quên rằng mỗi ngày chúng tôi luôn cập nhật nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích, hãy đón xem nhé.

tin y tế

dinh dưỡng