Bệnh viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đường tiết niệu là loại bệnh phổ biến chỉ sau các bệnh về hô hấp, thường gặp ở nữ giới hơn là nam giới. Bệnh dễ điều trị nhưng khả năng tái phát cao, và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu.

VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU LÀ BỆNH GÌ?

Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu.

Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới. Bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra ở trẻ gái nhiều hơn hẳn trẻ trai, tỷ lệ khoảng 5:1 và khoảng 20-40% phụ nữ từng bị viêm đường tiết niệu.

NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

1. Do nhiễm khuẩn E.Coli

Có khoảng 90% trường hợp viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn E.coli gây ra, bởi vì loại vi khuẩn này có khả năng thâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu.

E.coli là một loại vi khuẩn điển hình trong đường ruột, chúng từ hậu môn đi vào đường tiết niệu thông qua phân, qua quan hệ tình dục hoặc qua can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật nội soi hoặc đặt dụng cụ xông dẫn lưu. 

2. Do quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm niệu đạo cũng là nguyên nhân gây bệnh. Khi cọ xát trong lúc giao hợp, vi khuẩn ở dương vật nam sẽ xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ và bị đẩy lên bàng quang dẫn đến viêm đường tiết niệu. 

Ngoài ra, một số tư thế quan hệ tình dục có thể gây viêm bàng quang. Phụ nữ có nguy cơ bị viêm bàng quang cao hơn vì đường tiết niệu của họ ngắn hơn, thẳng hơn và gần hậu môn hơn.

3. Do thường xuyên nhịn tiểu

Nước tiểu chứa một lượng vi khuẩn nhất định, vì vậy việc nhịn tiểu sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn này sinh sôi và tấn công niêm mạc bàng quang gây viêm nhiễm.

4. Không vệ sinh cá nhân đúng cách

Thói quen vệ sinh vùng kín từ sau ra trước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây viêm nhiễm đường tiết niệu.

Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng hoặc không thay băng vệ sinh sau mỗi 3 – 4 tiếng cũng khiến vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển.

DẤU HIỆU CỦA VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Viêm đường tiết niệu đôi khi cũng không có biểu hiện gì mà là tình cờ phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu khám sức khỏe tổng quát. Nếu như có triệu chứng thì người bệnh sẽ có các biểu hiện khó chịu trên hệ niệu khi đi tiểu như:

➤ Tiểu rắt: liên tục buồn tiểu và phải đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu tiết ra lại rất ít.

➤ Tiểu buốt: luôn xuất hiện cảm giác nóng rát, đau đớn trong khi đi tiểu.

➤ Màu sắc nước tiểu thay đổi: nước tiểu bình thường sẽ trong suốt hoặc có màu vàng nhạt, nhưng với những nam giới bị viêm đường tiết niệu thì có thể có màu vàng đục, hồng, đỏ,…

➤ Nước tiểu xuất hiện mùi lạ: ở những bệnh nhân có đường tiểu gặp phải tình trạng viêm nhiễm thì nước tiểu thường rất nặng mùi, tanh hôi khó chịu.

➤ Ngoài ra tùy vào từng cơ quan viêm mà sẽ có thêm những triệu chứng khác như: đau – ngứa niệu đạo, đau bụng dưới và thắt lưng, đau khi xuất tinh, dương vật chảy dịch mủ, sốt cao, rét run,…

CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

1. Thay đổi cách sinh hoạt

Uống nhiều nước: Uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất khoảng 2 đến 3 lít mỗi ngày. Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều sẽ ngăn chặn sự ngưng đọng và phát triển của vi khuẩn trong cơ thể. Dòng tiểu sẽ cuốn trôi được các mầm bệnh ra ngoài khi chúng chưa kịp sinh sôi nảy nở. Đối với những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu nhẹ, đôi khi chỉ cần áp dụng biện pháp uống nhiều nước là có thể khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc.

Hạn chế quan hệ tình dục: Trong thời gian bị nhiễm trùng tiểu, nên tránh quan hệ tình dục. Việc giao hợp sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang từ bên ngoài qua niệu đạo trên.

Vệ sinh cá nhân đúng cách: Sau khi đi đại tiện, cần thay đổi thói quen lau chùi, thay vì ta lau từ sau ra trước bây giờ ta sẽ phải lau chùi từ trước ra sau để vi khuẩn không thể xâm nhập. Tránh mặc các loại quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu khó thoát mồ hôi. Trong thời gian có kinh nguyệt, cần vệ sinh sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên. Khi thụt rửa cần phải tiến hành nhẹ nhàng. Tránh làm trầy xước tổn thương đường tiết niệu.

2. Sử dụng thuốc

Thuốc kháng sinh tây y là chỉ định ưu tiên để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan trong đường tiết niệu.

Nếu chỉ có các triệu chứng tại chỗ do viêm niệu đạo, bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh đường uống trong khoảng 5-7 ngày. Đối với các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt, ớn lạnh, nhiễm trùng huyết, viêm đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch.

3. Phẫu thuật

Các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tiến hành phẫu thuật nếu thuốc không kiểm soát được nhiễm trùng hoặc nếu các biến chứng thận như mủ và áp xe phát triển. Bởi nếu không được điều trị, người bệnh rất dễ bị tái phát viêm đường tiết niệu dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Trên đây Chăm sóc sức khỏe Việt Nam đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về Bệnh viêm đường tiết niệu. Chúc bạn có được kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho mình. Đừng quên rằng mỗi ngày chúng tôi luôn cập nhật nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích, hãy đón xem nhé.

 

tin y tế

dinh dưỡng