Các bệnh xã hội - bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) do các loại vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng gây ra; có thể truyền từ người này sang người khác qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo hoặc các chất dịch cơ thể khác. Ngay cả khi cơ thể người bệnh chưa có triệu chứng thì vẫn có khả năng lây nhiễm, đây chính là lý do bệnh xã hội tăng nhanh. Vậy thì bệnh xã hội bao lâu thì phát bệnh? Khi nào nên đi xét nghiệm? Dành ít phút theo dõi ngay các thông tin sau đây để có thông tin hữu ích nhé!
CÁC YẾU TỐ RỦI RO - NGUY CƠ CAO KHIẾN BẠN MẮC BỆNH XÃ HỘI
Trước khi tìm hiểu bệnh xã hội bao lâu thì phát bệnh? Chúng ta cùng tìm hiểu một số yếu tố rủi ro mà bản thân có thể đã gặp phải, có nguy cơ phơi nhiễm ở một mức độ nào đó với các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các yếu tố làm tăng rủi ro có thể bao gồm:
Nguy cơ lây nhiễm trực tiếp
Có quan hệ tình dục không an toàn
Sự quan hệ thâm nhập qua đường âm đạo hoặc hậu môn của bạn tình bị nhiễm bệnh mà không dùng bao cao su có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Bên cạnh đó, việc dùng bao cao su không phù hợp, bị “sự cố” tụt, thủng, rách có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Quan hệ bằng miệng
Việc quan hệ bằng miệng (oral sex) cũng là con đường truyền bệnh nhanh nếu bạn không sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng. Virus, vi khuẩn có thể xâm nhập qua những vết thương nhỏ/ trầy xước (không thể nhìn bằng mắt thường), hoặc khi đang bị nhiệt miệng, chảy máu chân răng…
Quan hệ với nhiều người
Việc quan hệ tình dục tập thể hoặc có quan hệ tình dục với nhiều đối tác tình dục. Bạn quan hệ tình dục với càng nhiều người thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.
Nguy cơ lây nhiễm gián tiếp
- Lạm dụng rượu hoặc sử dụng ma túy có thể cản trở khả năng phán đoán của bạn và khiến bạn sẵn sàng thực hiện hành vi nguy hiểm hơn.
- Tiêm chích ma túy. Dùng chung kim tiêm có thể lây lan nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, bao gồm HIV, giang mai, sùi mào gà, herpes sinh dục, viêm gan B và viêm gan C…
- Những bệnh nhiễm trùng này đôi khi cũng có thể lây lan qua tiếp xúc phi tình dục, chẳng hạn như lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai hoặc sinh con; dùng chung đồ cá nhân (quần lót, khăn tắm… có chứa máu, dịch tiết của người bệnh)
Lưu ý: Các bệnh xã hội không nhất thiết phải có triệu chứng. Bạn có thể mắc các bệnh tình dục như: sùi mào gà, lậu, giang mai, herpes (mụn rộp) sinh dục, HIV, trichomonas, viêm gan B, viêm gan C… từ một người có vẻ ngoài hoàn toàn khỏe mạnh và thậm chí bản thân họ không biết mình mắc bệnh này.
GIẢI ĐÁP: BỆNH XÃ HỘI BAO LÂU THÌ PHÁT BỆNH?
Sau khi một số bệnh nhân có hành vi tình dục nguy cơ cao không an toàn, họ luôn nơm nớp lo sợ mắc bệnh xã hội; tra google tìm thông tin về triệu chứng bệnh hoặc đôi khi bị “ám ảnh” bởi những thay đổi bất thường trên cơ thể. Trong đầu lặp lại rất nhiều lần “bệnh xã hội bao lâu thì phát bệnh?” “Bao lâu sẽ xuất hiện các triệu chứng?” “Bao lâu thì xét nghiệm?”, “Những mục cần kiểm tra?”…
Theo các chuyên gia y tế cho biết “Thời kỳ ủ bệnh của bệnh xã hội là khoảng thời gian từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể người cho đến khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Do ảnh hưởng của các yếu tố như: sức đề kháng/ hệ miễn dịch, sức khỏe, bệnh nền (nếu có), độ tuổi, giới tính… mà thời gian phát bệnh cũng có sự khác nhau. Sau thời gian ủ bệnh sẽ tới giai đoạn phát bệnh – tức là giai đoạn có triệu chứng”
Các chuyên gia vnsuckhoe.vn chỉ đề cập đến thời gian phát bệnh của một số bệnh xã hội thường gặp sau đây:
1. Bệnh giang mai
Hầu hết các triệu chứng của bệnh giang mai đều thoáng qua hoặc không điển hình nên khó phát hiện. Thời gian xuất hiện của giai mai sơ cấp ngắn nhất là trong vòng 1 tuần, có thế kéo dài tới 1-2 tháng. Nhiều trường hợp, bệnh nhân trực tiếp bước vào giai đoạn thứ 2 và thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh ở giai đoạn này khoảng 3 tháng. Giai đoạn thứ ba là 3 năm.
2. Bệnh Lậu
Thời gian ủ bệnh 2-10 ngày, trung bình 3-5 ngày. Biểu hiện đặc trưng của bệnh lậu là ngứa niệu đạo, tiểu buốt, tiểu rắt, chảy mủ dương vật (nam); nữ giới khí hư ra nhiều, màu vàng và hôi…
3. HIV
Đây là bệnh gây suy giảm miễn dịch ở người và các triệu chứng gần như rất mờ nhạt. Bệnh có thể phát bệnh trong thời gian ngắn nhất là 6 ngày sau khi nhiễm. Thời gian ủ bệnh ở người lớn trung bình là 29 tháng; ở trẻ em thì ngắn hơn khoảng 12 tháng… Triệu chứng sớm của HIV cơ bản thường giống với cúm cấp tính sau 1-2 tuần nhiễm bệnh.
4. Sùi mào gà
Thời gian ủ bệnh thường từ 3 tuần đến 8 tháng, ngắn nhất là 3-4 tuần và thời gian ủ bệnh dài nhất là khoảng 8-12 tháng. Hầu hết các kết quả trên lâm sàng báo cáo rằng thời gian ủ bệnh của mụn cóc sinh dục thường là khoảng 3 tháng.
Biểu hiện là sự xuất hiện của các mụn sùi (mụn thịt) mọc từ đầu kim đến kích thước giống như bông súp lơ xuất hiện ở vùng quanh hậu môn hoặc bộ phận sinh dục nam/ nữ giới. Một số trường hợp quan hệ bằng miệng thì sẽ xuất hiện u nhú ở lưỡi, vòm họng…
5. Mụn rộp sinh dục
Bệnh do virus HSV thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2-10 ngày, trung bình là 6 ngày. Sau đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện các nốt mụn nước li ti, phát triển nhanh, mọc thành chùm; bên trong chữa đầy dịch lỏng; đau rát, dễ vỡ và gây bong vảy, để lại sẹo. Bệnh có thể bùng phát nhiều đợt trong năm…
KHI NÀO NÊN ĐI XÉT NGHIỆM BỆNH XÃ HỘI?
Thực tế, hầu hết bệnh nhân đều có gánh nặng tâm lý sau khi tiếp xúc với các hành vi tình dục nguy cơ cao không an toàn. Việc tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bệnh xã hội là không dư thừa, tuy nhiên đừng quá hoang mang và lo lắng, dẫn đến tinh thần suy sụp.
Sau khi đã nắm được bệnh xã hội bao lâu thì phát bệnh? Nếu bản thân cảm thấy lo lắng và luôn nghi ngờ mình mắc bệnh tình dục, có thể nhanh chóng đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa bệnh xã hội để làm các xét nghiệm liên quan theo thời gian ủ bệnh phổ biến ở trên (chỉ mang tính chất tham khảo).
Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội thì mọi người nên đi làm xét nghiệm sớm khi:
• Nam hoặc nữ từng quan hệ tình dục không an toàn.
• Nam hoặc nữ từng quan hệ với nhiều bạn tình.
• Nam hoặc nữ từng quan hệ với người lạ khi chưa biết rõ về tiền sử tình dục.
• Nam giới có phát sinh quan hệ tình dục đồng tính nam; hoặc dùng chung đồ chơi tình dục
• Những người có triệu chứng bất thường trên cơ thể như: Sưng vùng kín, ngứa, nổi mụn; chảy mủ cơ quan sinh dục; hoặc có một số biểu hiện tương tự cúm thông thường sau quan hệ vài ngày…
→ Việc xét nghiệm và phát hiện được bệnh sớm, nằm trong khoảng thời gian ủ bệnh hoặc mới xuất hiện các triệu chứng đầu tiên là rất quan trọng. Theo các số liệu thống kê cho thấy việc lây nhiễm bệnh từ người này qua người khác đa phần nằm ở khoảng thời gian này. Đây cũng là giai đoạn nhẹ có thể tiến hành điều trị dễ dàng không cần liệu trình phức tạp.
→ Tùy từng nguy cơ bệnh lý, bạn có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu, nước tiểu, mô bệnh phẩm (mẫu bệnh); xét nghiệm tế bào; phương pháp PCR và NAT, xét nghiệm Eia hay Elisa… tùy từng xét nghiệm mà kết quả sẽ có ngay sau 30-45 phút hoặc được trả sau vài ngày theo lịch hẹn bác sĩ. Nhưng dù thế nào thì xét nghiệm cũng là cách phát hiện sớm, kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân và tránh lây lan cho người thân, cộng đồng.
Vừa rồi các chuyên gia của vnsuckhoe.vn đã chia sẻ những thông tin liên quan đến bệnh xã hội bao lâu thì phát bệnh? – đây chỉ là mốc thời gian tham khảo để các bạn có thể chủ động trong việc phòng ngừa, xét nghiệm phát hiện bệnh sớm. Hãy theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi được cập nhật mỗi ngày để có kiến thức hữu ích nhé!