Chi phí, quy trình thực hiện các gói xét nghiệm bệnh xã hội

Xét nghiệm bệnh xã hội từ giai đoạn sớm là điều vô cùng cần thiết có thể giúp bạn nhanh chóng tầm soát bệnh. Vậy các gói xét nghiệm bệnh xã hội bao gồm những hạng mục thăm khám nào, chi phí và quy trình thực hiện ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các gói xét nghiệm bệnh xã hội để có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc thăm khám qua bài viết sau đây.

TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ BỆNH XÃ HỘI

Bệnh xã hội là tên gọi chung của toàn bộ những căn bệnh nguy hiểm, lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Đây là những căn bệnh có khả năng lây lan vô cùng nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt là đối với những ai quan hệ bừa bãi. Bệnh xã hội có thể xuất hiện ở tất cả mọi người, bất kể giới tính hay độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh xã hội.

Con đường lây nhiễm bệnh xã hội khá đa dạng, bên cạnh nguồn lây nhiễm chủ yếu khi quan hệ tình dục không an toàn, bệnh xã hội còn lây qua đường máu, từ mẹ sang con, những ai sử dụng chung đồ cá nhân với người đang mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh là phát bệnh của các bệnh xã hội không giống nhau, có bệnh chỉ có thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ trong vài ngày. Ngược lại, có nhiều bệnh lên đến vài tháng hoặc lâu hơn có thể kéo dài đến vài năm.

Những căn bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người bệnh và gây ra nhiều hậu quả xấu đến toàn xã hội. Hiện nay, có nhiều căn bệnh xã hội khác nhau, trong đó những bệnh xuất hiện phổ biến là bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, HIV,...

Bệnh xã hội lây lan chủ yếu qua đường tình dục không an toàn

NHỮNG HẠNG MỤC NẰM TRONG GÓI XÉT NGHIỆM BỆNH XÃ HỘI

Trên thực tế, người bệnh sẽ rất khó phát hiện bản thân đang mắc phải bệnh xã hội thông qua triệu chứng lâm sàng thông thường. Bởi hầu hết người bệnh đều nhầm lẫn những triệu chứng đó với những căn bệnh khác có dấu hiệu nhận biết tương tự. Vậy nên, để biết chính xác bản thân có đang mắc bệnh xã hội hay không, bạn nên chủ động thực hiện những gói xét nghiệm bệnh xã hội tại những cơ sở, đơn vị y tế uy tín.

Những gói xét nghiệm bệnh xã hội thường bao gồm những hạng mục thăm khám như sau:

Khám chuyên khoa về da liễu.

♦ Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh, bao gồm:

• Xét nghiệm Chlamydia.

• HIV Ab test nhanh.

• Test nhanh Treponema pallidum.

• Xét nghiệm Treponema pallidum TPHA định lượng và định tính.

• Xét nghiệm vi khuẩn hoặc vi nấm nhuộm soi.

♦ Xét nghiệm máu/nước tiểu.

♦ Xét nghiệm dịch âm đạo (đối với nữ giới) hoặc niệu đạo (đối với nam giới).

Khi đăng ký các gói xét nghiệm bệnh xã hội, bác sĩ sẽ căn cứ vào những triệu chứng, tình trạng sức khỏe,... của bạn để chỉ định thực hiện những xét nghiệm cụ thể nhằm cho ra kết quả chính xác.

Các gói xét nghiệm bệnh xã hội bao gồm nhiều hạng mục thăm khám khác nhau

QUY TRÌNH THĂM KHÁM, LÀM XÉT NGHIỆM BỆNH XÃ HỘI

Thông thường, quy trình thăm khám và xét nghiệm bệnh xã hội tại những cơ sở, đơn vị y tế sẽ được thực hiện theo quy trình bao gồm các bước dưới đây:

Bước 1 - Thăm khám lâm sàng, thu thập thông tin sơ bộ

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, quan sát sơ bộ bộ phận sinh dục của người nam hoặc nữ giới. Sau đó, bác sĩ sẽ khai thác thêm một số thông tin cần thiết liên quan đến bệnh nhân, chẳng hạn như tình trạng quan hệ tình dục, những triệu chứng hiện đang gặp phải, các loại bệnh lý đang mắc phải,... Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được những chẩn đoán ban đầu về tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân tham gia gói xét nghiệm bệnh xã hội.

Bước 2 - Tiến hành thực hiện một số xét nghiệm theo chỉ định

Dựa vào chẩn đoán sơ bộ ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm mẫu vật, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch niệu đạo ở nam giới và dịch âm đạo đối với nữ giới,... nhằm đưa ra những chẩn đoán chính xác hơn về loại bệnh lý mà bạn đang mắc phải.

Bước 3 - Lên phác đồ điều trị

Dựa vào kết quả thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ căn cứ để xây dựng phác đồ điều trị bệnh phù hợp với tình trạng cũng như mức độ bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải. Nếu người bệnh đồng ý, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các phương pháp điều trị.

Bệnh nhân nên tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả trị bệnh cao

Bước 4 - Tái khám theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ

Sau khi nhận điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng thuốc, chăm sóc sức khỏe tại nhà,... để bệnh tình nhanh chóng hồi phục và mang đến kết quả điều trị tốt. Bệnh nhân nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ đúng theo hướng dẫn để bác sĩ theo dõi tốt hơn tình hình sức khỏe và phát hiện, khắc phục kịp thời những biến chứng có thể xảy ra.

CHI PHÍ CỦA GÓI XÉT NGHIỆM BỆNH XÃ HỘI BAO NHIÊU?

Chi phí xét nghiệm bệnh xã hội thường không cố định mà sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, những yếu tố chi phối đến tổng chi phí của các gói xét nghiệm bệnh xã hội sẽ là chỉ định của bác sĩ, nhu cầu của bệnh nhân, những hạng mục thăm khám, hệ thống máy móc xét nghiệm, tay nghề của bác sĩ,...

Chính vì vậy, mỗi đơn vị, cơ sở thăm khám và thực hiện gói xét nghiệm bệnh xã hội sẽ có những chính sách riêng về chi phí. Do đó, nếu có nhu cầu thực hiện các gói xét nghiệm bệnh xã hội, bạn nên tìm những cơ sở có chi phí công khai minh bạch và thông báo trước đến bệnh nhân trước khi thực hiện.

Tuy nhiên, thông thường mức chi phí thực hiện gói xét nghiệm bệnh xã hội sẽ nằm trong khoảng từ 320 đến 500 nghìn đồng. Nếu bổ sung thêm những hạng mục thăm khám khác thì bạn sẽ phải chi trả thêm một khoản phí để thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, phục vụ tốt cho việc xác định bệnh tình chính xác.

Nên chọn những cơ sở thực hiện gói xét nghiệm bệnh xã hội có chi phí hợp lý, minh bạch

Bệnh xã hội gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh và ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Vậy nên, để tránh mắc phải bệnh xã hội, bạn chú ý các lưu ý sau:

Duy trì các thói quen tình dục an toàn và lành mạnh. Đặc biệt, nên quan hệ chung thủy một vợ một chồng để giảm tối thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh xã hội.

► Tuyệt đối không được quan hệ tình dục với người nghi mắc bệnh xã hội hoặc đã nhiễm bệnh xã hội.

► Thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh, kịp thời phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, tránh gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và lây lan bệnh cho người khác.

► Không dùng chung những vật dụng có khả năng lây nhiễm bệnh xã hội với người khác, chẳng hạn như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kim tiêm,...

► Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế tiêu thụ những chất kích thích có hại cho sức khỏe.

Trên đây là những thông tin hữu ích và cần thiết về các gói xét nghiệm bệnh xã hội mà vnsuckhoe.vn muốn chia sẻ đến bạn. Qua đó, mong bạn có thể cân nhắc chọn lựa những gói xét nghiệm bệnh xã hội hợp lý và chuẩn bị tốt hơn trong quá trình thăm khám để bảo vệ tốt cho sức khỏe của bản thân!

tin y tế

dinh dưỡng