Chi phí trám răng sâu và một số câu hỏi thường gặp

Sâu răng là bệnh phổ biến trong cộng đồng, chiếm khoảng 60 - 70% các bệnh lý thường gặp về răng miệng. Nếu không được điều trị kịp thời thì răng sâu sẽ gây đau nhức, dần dần nhiễm trùng, tổn thương tủy răng và tệ nhất là mất răng. Trám răng là phương pháp chữa răng sâu được nhiều nha khoa sử dụng nhất hiện nay. Vậy chi phí trám răng sâu là bao nhiêu? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời. jack 5 triệu

Chi phí trám răng sâu là bao nhiêu? Các yếu tố nào quyết định đến chi phí trám răng sâu?

trám răng là phương pháp thường được các bác sĩ chỉ định để hỗ trợ điều trị các răng bị sâu. Không chỉ đảm bảo được hiệu quả thẩm mỹ, trám răng còn giúp bạn tái tạo lại chức năng ăn nhai giống răng thật. jack 5 triệu

Chi phí trám răng sâu là bao nhiêu?

Để đưa ra con số tham khảo, giá trám răng hiện nay ở các nha khoa TP.HCM dao động từ 100.000 - 3.000.000đ/răng. Chi phí trám răng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào số lượng răng cần trám, loại vật liệu trám là gì, tình trạng cụ thể của răng bị sâu, có cần phải lấy tủy hay không. Trường hợp răng có các bệnh lý khác bắt buộc phải điều trị cũng đều ảnh hưởng đến chi phí. jack 5 triệu

Giá trám răng phụ thuộc vào vật liệu trám

Vật liệu dùng để trám răng tương đối đa dạng, dưới đây là một số vật liệu phổ biến, thường được sử dụng tại các nha khoa: 

Amalgam

Là hợp chất được tổng hợp từ các vật liệu như kẽm, thủy ngân, đồng, thiếc. Amalgam là vật liệu trám răng truyền thống, xuất hiện từ rất lâu nên giá thành thấp. Ưu điểm là độ bền chắc cao tuy nhiên màu sắc lại không tương đồng với răng thật nên ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ.

Vật liệu Amalgam trám răng sâu

Composite

Là vật liệu có màu sắc tương tự như răng thật, khả năng tương thích sinh học cao, giá thành hợp lý từ 200.000 - 300.000đ/răng. Vì vậy mà chúng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt đối với những đối tượng muốn thực hiện trám răng thẩm mỹ.

Vật liệu Composite trám răng sâu

Kim loại quý

Nổi bật nhất trong loại này là vàng. Loại vật liệu này có khả năng chịu lực lớn, tuổi thọ sử dụng lại lâu dài và đảm bảo không gây tình trạng kích ứng. Tuy nhiên, giá thành của vật liệu này khá cao và luôn biến động, phụ thuộc vào giá vàng trên thị trường.

Vật liệu kim loại quý trám răng sâu 

Ảnh hưởng bởi bệnh lý trong khoang miệng đến chi phí trám răng

Trước khi tiến hành trám răng thì các bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Nếu như gặp phải quá nhiều bệnh lý răng miệng thì cần phải điều trị triệt để trước khi trám. Điều này sẽ giúp cho việc trám răng trở nên an toàn và vi khuẩn không thể xâm lấn vào răng. Cụ thể như nếu chỉ đơn thuần là trám răng vào vùng răng bị sâu thì chi phí sẽ được tính trên số lượng răng cần trám. Tuy nhiên, nếu răng bị sâu lớn làm ảnh hưởng đến tủy thì chi phí trám răng sẽ được cộng với tiền chữa tủy. Từ đó, chi phí trám răng cũng ảnh hưởng bởi yếu tố này.

Trám răng sâu bao nhiêu tiền phụ thuộc vào vị trí răng cần trám

Mỗi vị trí răng khác nhau sẽ có giá thành trám khác nhau tùy thuộc vào độ phức tạp khi thực hiện. Giá thành trám răng sữa sẽ rẻ hơn trám răng vĩnh viễn và trám răng cửa cũng có mức giá cao hơn răng hàm.

Trám răng sâu bao nhiêu tiền phụ thuộc vào vị trí răng cần trám

Số lượng răng sâu ảnh hưởng tới giá trám răng

Chi phí trám răng sẽ được tính giá theo đơn giá của 1 chiếc răng. Nếu số lượng răng cần trám càng nhiều thì chi phí phải trả sẽ được nhân lên với đơn giá đó. Vì vậy mà số lượng răng cần trám càng nhiều thì giá thành cũng sẽ tăng và ngược lại.

Chi phí trám răng phụ thuộc địa chỉ nha khoa

Giá thành trám răng được niêm yết bởi các địa chỉ nha khoa. Mỗi đơn vị trám răng sẽ có những mức giá khác nhau. Nếu lựa chọn được nha khoa uy tín thì giá thành sẽ hợp lý mà còn có được hiệu quả như mong đợi.

Một số câu hỏi thường gặp khi trám răng sâu

Trám răng sâu có bền không?

Độ bền của kỹ thuật trám răng sâu phụ thuộc phần lớn vào vật liệu dùng để phục hình và cách chăm sóc răng miệng sau khi thực hiện tại nhà của khách hàng. Cụ thể như độ bền của vật liệu Amalgam rất cao, có thể lên đến 10 năm nếu chăm sóc răng miệng tốt. Trong khi đó vật liệu Composite có độ bền thấp hơn, chỉ khoảng 5 - 7 năm nhưng lại có nhiều ưu điểm vượt trội hơn nên Composite vẫn là vật liệu trám sâu răng phổ biến.

Trám răng sâu có đau không?

Thực chất việc trám răng sẽ không hề đau nhức hay khó chịu gì. Bởi các bác sĩ chỉ bơm vật liệu vào lỗ hổng rồi làm đông cứng lại. Không xâm lấn, không phẫu thuật nên sẽ không có đau đớn.

Trám răng sâu có đau không?

Tuy nhiên với răng sâu, thông thường bác sĩ sẽ cần thực hiện điều trị mô sâu hoặc điều trị tủy. Đây mới là bước gây cảm giác khó chịu. Với trường hợp sâu răng nặng, bác sĩ cần nạo vét nhiều hoặc phải chữa tủy thì sẽ có cảm giác đau nhức. Tuy vậy, với các trường hợp này, bác sĩ thường cho khách hàng sử dụng thuốc tê nên trong suốt quá trình thực hiện không có bất kỳ cảm giác đau nhức gì. Sau khi về nhà, thuốc tê hết tác dụng thì có thể sẽ xuất hiện tình trạng ê nhức răng nhưng tình trạng này cũng sẽ nhanh chóng biến mất và không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng gì. jack 5 triệu

Trám răng sâu có lâu không?

Thời gian trám răng sâu phụ thuộc vào mức độ sâu của răng. Thông thường, thời gian trám răng chỉ mất khoảng 15 - 20 phút đối với răng bị sâu bề mặt.

Trong trường hợp răng hàm bị sâu sẽ có thêm thao tác nạo sạch vết sâu với một dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Thao tác này cũng không mất quá nhiều thời gian nhưng đòi hỏi phải thực hiện triệt để nếu không vết sâu sẽ gây đau nhức, thậm chí có thể lan tới tủy và gây viêm tủy. Tùy thuộc vào kinh nghiệm và chuyên môn của nha sĩ thực hiện mà thời gian trám có thể dao động từ 30 - 40 phút.

Đối với trường hợp sâu nặng đã ảnh hưởng đến tủy, cụ thể là viêm tủy thì cần điều trị viêm tủy trước khi trám. Nếu phải điều trị tủy thì thời gian điều trị có thể kéo dài 2 - 4 lần hẹn mới hoàn thành.

Trên đây là những thông tin mà về chi phí trám răng sâu mà mọi người cần biết để theo dõi và chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình. Đừng quên vnsuckhoe vẫn cập nhật các tin tức sức khỏe khác mỗi ngày nhé! jack 5 triệu

tin y tế

dinh dưỡng