Nếu ai đã từng trải qua cảm giác mọc răng khôn chắc hẳn đó là nỗi ám ảnh khó quên, bởi những cơn đau liên tục ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần, nhất là khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc sai vị trí,… Vậy có nên nhổ răng khôn không? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp từ chuyên gia qua bài viết dưới đây.
Răng khôn nằm ở đâu? Có nên nhổ răng khôn không?
Răng khôn mọc ở phía sau nướu và là những chiếc răng cuối cùng mọc lên. Hầu hết mọi người đều có 4 chiếc răng khôn (1 chiếc ở mỗi góc). Răng khôn thường mọc qua nướu ở độ tuổi 18 - 25. Vào thời điểm này 29 chiếc răng trưởng thành khác thường đã mọc vì thế không phải lúc nào trong miệng cũng có đủ chỗ cho răng khôn mọc đúng cách, chính điều này gây nên các vấn đề về răng miệng. Răng khôn mọc lệch có thể mọc ở nhiều góc độ khác nhau trong cung hàm và thậm chí có thể mọc theo chiều ngang. Các vấn đề về răng khôn bao gồm:
● Còn ẩn trong nướu: Những chiếc răng khôn này không thể mọc lên bình thường mà bị mắc kẹt bên trong hàm của bạn. Điều này đôi khi có thể dẫn tới nhiễm trùng hoặc gây ra u nang làm hỏng chân răng khác.
● Nổi lên một phần qua nướu răng: Vì khu vực này khó nhìn thấy và làm sạch, răng khôn mọc một phần tạo nơi ở thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh nướu răng và nhiễm trùng miệng.
● Ảnh hưởng đến các răng lân cận: Nếu răng khôn không có đủ chỗ để mọc đúng cách thì chúng có thể chen chúc hoặc làm hỏng các răng lân cận.
Vậy có nên nhổ răng khôn không? Câu trả lời là có. Một số nha sĩ khuyên rằng nên loại bỏ răng khôn khi chúng chưa mọc hoàn toàn, tốt hơn hết là nên nhổ răng khôn ở độ tuổi trẻ hơn trước khi chân răng và xương được hình thành đầy đủ, điều này sẽ giúp hồi phục nhanh hơn.
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, việc loại bỏ răng khôn là hoàn toàn cần thiết nếu như gặp phải những thay đổi trong khu vực của những răng đó, chẳng hạn như:
● Răng khôn mọc sai vị trí gây đau nhức: Tình trạng răng khôn mọc sai vị trí như mọc lệch, mọc mắc nướu, mọc dưới nướu,.. chiếm hơn 60% các trường hợp chỉ định nhổ răng khôn. Khi răng khôn mọc sai vị trí có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh gây viêm nhiễm rễ dây thần kinh và gây nhiễm trùng. Để nhận biết răng khôn mọc sai lệch vị trí thì cảm giác đầu tiên chính là đau nhức, khó chịu, sưng tấy, khó cử động cơ hàm.
● Răng khôn bị sâu: Đây cũng là tình trạng phổ biến trong vấn đề sức khỏe răng miệng. Răng khôn khó vệ sinh vì nằm ở trong cùng của khuôn răng, không thể quan sát kỹ. Thức ăn rất dễ mắc kẹt ở vị trí này, theo thời gian tích tụ vi khuẩn gây sâu răng. Tình trạng này thường khiến cho các răng bên cạnh bị ảnh hưởng sâu răng.
● Răng khôn gây viêm nướu: Răng khôn khi mọc chưa hoàn thiện và bị mắc kẹt ở phần nướu răng sẽ khiến cho phần nướu bị đau nhức. Khi ăn uống thường có cặn thức ăn bám dính vào vị trí này tạo thành ổ viêm nhiễm khiến nướu bị đau nhức thường xuyên. nếu không phát hiện sớm có thể tạo thành các ổ viêm bám sâu vào chân răng, tủy răng cũng như nghiêm trọng hơn là gây hoại tử xương hàm. Dấu hiệu để phát hiện sớm viêm nướu chính là nướu chảy máu khi đánh răng, đau rát nướu răng, có mùi hôi bất thường,...
Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không?
Nhổ răng khôn thực tế chỉ là thủ thuật nhổ răng thông thường mà hầu hết các nha sĩ đều có thể xử lý được. So với nhổ răng sữa hoặc các răng lung lay thì nhổ răng khôn dễ gặp tình trạng sưng đau hơn do có nhiều dây thần kinh xung quanh khu vực này và kích thích răng thường khá lớn.
Tuy nhiên những tình trạng biến chứng nhẹ như đau, sưng, khó cử động hàm chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và hồi phục khi vết thương lành trở lại. Ngoài ra còn một số biến chứng khác mà người bệnh có thể gặp phải, cụ thể như:
● Ổ cắm khô: Tuy hiếm gặp nhưng đây là một trong những biến chứng thực sự phổ biến sau phẫu thuật. Nó thường xảy ra từ 4 - 7 ngày sau nhổ răng. Nha sĩ có thể điều trị bằng dung dịch sát trùng miệng hoặc băng chuyên dụng, tùy thuộc vào mức độ đau.
● Áp xe dưới xương: Đây là một túi mủ phát triển khi những mảnh vụn của xương và mô bị mắc kẹt giữa ổ nhổ đang lành và mô bao phủ xương. Nha sĩ có thể dẫn lưu áp xe và cung cấp thuốc kháng sinh để loại bỏ bất kỳ yếu tố nhiễm trùng nào.
● Nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng do vi khuẩn sau phẫu thuật là rất hiếm, xảy ra với ít hơn 6% trong tổng số các trường hợp. Nha sĩ có thể cho người bệnh uống một liều thuốc kháng sinh trước khi phẫu thuật để tránh các vấn đề về nhiễm trùng. Sau khi phẫu thuật, đôi khi cần súc miệng sát trùng hoặc dùng kháng sinh bổ sung.
Những lưu ý khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn người bệnh tốt nhất nên nghỉ ngơi, kiêng những loại thức ăn cứng, quá nóng hay quá lạnh để vết thương nhanh lành và hồi phục lại sức khỏe. Vài ngày sau đó khi cơ thể đã trở lại bình thường thì người bệnh có thể ăn uống thoải mái.
Ngoài ra, không phải đối tượng nào cũng có thể nhổ răng khôn. Một số trường hợp không được phép nhổ răng khôn như:
● Người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp.
● Người mắc bệnh máu khó đông.
● Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
● Người mắc bệnh về thần kinh.
Nói tóm lại, nếu răng khôn khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn và gặp các vấn đề về răng miệng khác thì bạn nên loại bỏ. Còn với những chiếc răng khôn mọc thẳng đứng và có chức năng bình thường, không gây đau và không liên quan đến sâu răng hoặc bệnh nướu răng thì không cần nhổ bỏ. Ghé vnsuckhoe.vn mỗi ngày để đón đọc các tin tức sức khỏe nhé!