Cùng vnsuckhoe lý giải nguyên nhân khạc đờm ra máu đen

Khạc đờm ra máu là tình trạng khiến nhiều người lo lắng đến “mất ăn mất ngủ” và sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để có cách phát hiện kịp thời, điều trị đúng đắn và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, hãy cùng vnsuckhoe lý giải nguyên nhân khạc đờm ra máu đen được chia sẻ ngay sau đây.

KHẠC ĐỜM RA MÁU ĐEN LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Tình trạng khách đờm ra máu đông là khi ho, khạc đờm ra có cục máu màu đỏ thẩm đông lại hoặc trong đờm có lẫn những cục vụn/ sợi máu đông. Điều này có thể xuất hiện từ nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể, phổ biến hơn là ở đường hô hấp trên hoặc phổi.

Người bệnh cần chú ý đến một số triệu chứng sau:

++ Khạc đờm ra máu thường kéo dài, tiến triển nhiều ngày. Ban đầu máu sẽ có màu đỏ thẩm, sau đó là nâu và cuối cùng là chuyển sang màu đỏ thẩm, màu đen do máu đông lại

++ Các triệu chứng kèm theo có thể là ho, ngứa và đau rát cổ họng, nóng rát ở ngực, khạc đờm có mùi hôi, khó thở…

++ Một số trường hợp các tia máu nhỏ rải rác trong đờm, khó phát hiện. Lượng máu tăng dần khi các triệu chứng tiến triển nặng.

CÙNG VNSUCKHOE LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN KHẠC ĐỜM RA MÁU ĐEN

Theo các chuyên gia vnsuckhoe chia sẻ, tình trạng khạc đờm ra máu đen có thể gây ra bởi các nguyên nhân khác như:

Tổn thương đường hô hấp trên

Các tổn thương ở đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm mũi, viêm amidan… khi tiến triển nặng, chuyển sang giai đoạn mãn tính gây tổn thương trầm trọng. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: họng ngứa, đau rát, sưng phù và ứ máu ở niêm mạc họng. Việc ho và khách đờm liên tục sẽ gây áp lực làm vỡ mạch máu ở niêm mạc họng, máu dính vào đờm gây ho khạc ra máu tươi. Hoặc nếu ứ đọng lâu, sẽ dẫn đến đờm khạc ra có màu nâu, đen.

Bệnh viêm thanh quản

Bệnh viêm thanh quản kéo dài gây viêm thanh quản mãn tính, lớp niêm mạc ở thanh quản bị tổn thương và mỏng dần, dễ bị sưng tấy và đau rát. Khi dây thanh quản bị tổn thương do sử dụng âm thanh nhiều, nói to hoặc bị kích ứng từ các tác động bên ngoài như khói, bụi sẽ dẫn đến cổ họng bị ngứa rát, ho nhiều, khạc đờm có máu tươi hoặc máu đen.

Viêm phế quản

Viêm phế quản xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến đường dẫn khí bên trong phổi bị viêm và hẹp, co thắt, tắt nghẽn đường thở của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn gặp các triệu chứng khác nhau như: ho có đờm, khó thỏe và thở khò khè, đờm xanh/ vàng đặc và ở giai đoạn nặng đờm có máu đen…

Bệnh viêm phổi

Sự tổn thương các tổ chức ở phổi (chủ yếu tác động đến phế nang) do các virus, nấm, vi khuẩn hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại gây ra… dẫn đến bệnh nhân bị viêm phổi, ho nhiều, ho có đờm lẫn máu hoặc bệnh nặng bệnh nhân khạc đờm ra máu đen; có thể kèm theo khó thở, đau đầu, sốt…

Giãn phế quản

Tình trạng giãn phế quản cũng có thể là nguyên nhân gây khạc đờm ra máu đen. Khi bị giãn phế quản sẽ gây thoát máu lưu thông vào lòng phế quản và lâu dần sẽ tích tụ lại, gây ho nhiều, ho ra máu. Máu có thể đỏ tươi hoặc máu cục, máu đông, máu đen.

Bệnh nhân bị lao phổi

Đặc trưng của bệnh lao phổi là ho nhiều, ho ra máu và nặng hơn là khạc đờm ra máu cục, máu đông có màu đen. Đi kèm với đó, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác như: Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm, sốt về chiều, cơ thể mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân…

Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là bệnh rất nguy hiểm, các triệu chứng tiến triển âm thầm và không rõ ràng ở giai đoạn sớm. Bệnh nhân có thể bị ho, đau họng, nổi hạch góc hàm, ù tai, khạc đờm ra máu tươi hoặc đờm đen, cơ thể mệt mỏi, sụt cân…

Bệnh ung thư phổi

Một nguyên nhân cũng đáng lo ngại khi xuất hiện triệu chứng khạc đờm ra máu đen là ung thư phổi. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị đau tức ngực, chán ăn, mệt mỏi, thở khò khè…

CẦN LÀM GÌ KHI BỊ KHẠC ĐỜM RA MÁU ĐEN?

Sau khi các chuyên gia vnsuckhoe lý giải nguyên nhân khạc đờm ra máu đen có thể thấy được phần lớn triệu chứng này có liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính… Do đó, bạn không được chủ quan nếu không may gặp phải:

Đi khám và can thiệp y tế

Khạc đờm ra máu đen có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bệnh kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng trầm trọng, đe dọa đến sức khỏe thậm chí là tính mạng. Vì thế, khi có triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần chủ động đến gặp bác sĩ sớm để kiểm tra, thực hiện các bước xét nghiệm, nội soi chẩn đoán chính xác bệnh, điều trị đúng phương pháp để đẩy lùi bệnh hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng.

Chăm sóc, hỗ trợ tại nhà theo hướng dẫn

Bên cạnh tuân thủ các hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cũng cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà như:

++ Vệ sinh vùng họng sạch sẽ hằng ngày (có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước sạch)

++ Không cố gắng ho, khạc đờm sẽ khiến các cơ quan ở vòm họng, thanh quản tổn thương nặng hơn

++ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, điều độ; lựa chọn các món ăn mềm, dễ nuốt. Bổ sung thêm nhiều trái cây, hoa quả tươi; uống nhiều nước mỗi ngày.

++ Kiêng ăn các đồ cay, nóng hoặc có tính kích thích cao như chua, đồ ngọt nhiều đường hay đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh; tránh xa bia, rượu, thuốc lá…

++ Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe; tăng sức đề kháng cho cơ thể

++ Giữ ấm vùng cổ họng, duy trì nhiệt độ ổn định trong nhà; tránh xa các tác nhân gây kích thích lên họng (sơn, xăng, hóa chất); đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh khói, bụi…

Trên đây các chuyên gia vnsuckhoe lý giải nguyên nhân khạc đờm ra máu đen, hi vọng người bệnh có xuất hiện triệu chứng này có thêm thông tin tham khảo và có định hướng trong chủ động đi khám, chăm sóc đúng cách, bảo vệ vòm họng khỏe mạnh!

tin y tế

dinh dưỡng