Bệnh ghẻ ngứa là bệnh ngoài da rất phổ biến, thường hay xuất hiện với người sống tại khu vực thiếu nước sinh hoạt, kém vệ sinh,… Căn bệnh ghẻ này nếu tiếp xúc trong phạm vi gần có khả năng lây lan rất cao. Tuy nhiên, nhiều người lại khá chủ quan trong việc tìm cách trị bệnh ghẻ ngứa, khiến tình trạng bệnh khó điều trị hơn. Trong bài viết sau đây, hãy cùng vnsuckhoe tìm hiểu bệnh ghẻ ngứa và cách điều trị hiệu quả tốt
BỆNH GHẺ NGỨA LÀ BỆNH GÌ?
Bệnh ghẻ ngứa là tình trạng da bị ngứa do một loại rệp nhỏ có tên sarcoptes scabiei gây nên. Loại ký sinh trùng này có kích thước rất nhỏ, chỉ có thể quan sát dưới kinh hiển vi. Nó có hình bầu dục, đường kính chỉ khoảng 0,3mm. Khi rệp bám vào bề mặt da, nó sẽ chui sâu vào bên trong và đẻ trứng.
Thường trứng phát nở ra và phát triển trong khoảng từ 21 tới 24 ngày. Vì vậy nếu quan sát sẽ thấy bệnh thường có chu kỳ tái phát là khoảng 3 tuần/ lần.
Khi bị ghẻ ngứa khiến cho vùng da bị ngứa dữ dội bởi lúc này cơ thể sẽ phản ứng dị ứng khi gặp phải tác nhân lạ. Rệp có thể sinh sống trên da người đến 2 tháng.
DẤU HIỆU, TRIỆU CHỨNG BỆNH GHẺ NGỨA THƯỜNG GẶP
Sau khi da bị nhiễm ký sinh trùng thì sau sáu tuần các triệu chứng của bệnh ghẻ ngứa có thể xuất hiện trên da.
Vị trí ghẻ ngứa xuất hiện trên da
• Người ở độ tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành thì dấu hiệu của bệnh ghẻ có thể là ở: Trong nách, nằm giữa các ngón tay, vùng eo, vùng khuỷu tay phía bên trong, các nếp gấp ở cổ tay, xung quanh vùng vú, xung quanh bộ phận sinh dục nam, đầu gối, trên mông, bả vai…
• Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thì những vị trí thường hay bị ghẻ đó là: Da đầu, mặt, cổ, ghẻ ở chân, lòng bàn chân, lòng bàn tay…
Các triệu chứng thường gặp của bệnh ghẻ ngứa
Nếu đã từng bị trước đó thì các triệu chứng có thẻ xuất hiện sớm hơn, chỉ sau một vài ngày là đã có biểu hiện của bệnh.
• Phát ban và ngứa dữ dội, trên da có những vết nhỏ, bằm ngoằn ngoèo
• Xuất hiện những mụn nước hoặc là u nhỏ nhạt màu
• Khi bị ghẻ đóng vảy thì trên da sẽ xuất hiện những lớp vỏ dày, có màu xám, những lớp vỏ này chứa hàng ngàn con ve và trứng của nó và lớp vảy này dễ vỡ vụn khi mà chạm vào.
• Đặc biệt, mắc bệnh ghẻ ngứa thì về đêm tình trạng ngứa sẽ trở nên dữ dội hơn. Điều này sẽ khiến người bị mắc bệnh gãi nhiều, làm cho da bị tổn thương và tình trạng xấu nhất là bị ghẻ lở, da bị nhiễm trùng.
Phân loại các dạng ghẻ ngứa thường gặp
► Bệnh ghẻ thông thường: Đây là bệnh ghẻ ngứa xuất hiện phổ biến, khi bị sẽ gây ra phát ban ngứa trên tay, trên cổ tay cũng như những bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên bệnh ghẻ ngứa này sẽ không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng cho da mặt của bạn.
► Bệnh ghẻ nhiễm khuẩn: Khi mắc bệnh này thì vùng da bị ghẻ sẽ ngứa ngáy, nó xuất hiện trên các bộ phận của cơ thể đặc biệt là bộ phận sinh dục và vùng nách.
► Bệnh ghẻ vảy: Bệnh có tên gọi khác là bệnh ghẻ Na – uy, bệnh thường gặp trong tình trạng cơ thể bị suy giảm miễn dịch. Bệnh khi xuất hiện sẽ tạo thành một lớp vảy dày, có màu xám. Đây là loại bệnh nghiêm trọng và nó lây lan cực kỳ dễ.
Nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh ghẻ ngứa thì tốt nhất bạn cần đến gặp bác sĩ. Lúc này bạn sẽ được tiến hành kiểm tra, thăm khám và tìm ra đúng bệnh, cũng như có phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất.
NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH GHẺ NGỨA
Ghẻ ngứa là bệnh da liễu xuất hiện phổ biến tại Việt Nam, thường xuất hiện tại những khu vực dân cư đông đúc, nhà cửa chật hẹp, môi trường sống không được đảm bảo. Quá trình hình thành và gây bệnh của loại rệp gây ghẻ ngứa cũng rất đơn giản:
• Rệp khi ở trên da sẽ đào một đường hầm để đẻ trứng trên da. Sau khi trứng nở ra, ấu trùng sẽ di chuyển đến bề mặt của da để phát triển, sau đó nó sẽ lây lan qua những khu vực khác và có thể lây lan qua da của người khác.
• Những con rệp, trứng cũng như chất thải của chúng có thể kích hoạt hệ miễn dịch trên cơ thẻ,, từ đó gây ra các triệu chứng như nổi ban đỏ, ngứa.
• Nếu tiếp xúc trực tiếp như mặc dung đồ, ngủ chung, hay quan hệ tình dục có thể khiến cho bệnh ghẻ lây lan, tiếp đó là làm tổ trên da.
• Da của bạn có thể phản ứng khi cơ thể bị lây rệp từ những vật chủ khác cơ thể người. Trong thực tế thì mỗi loại rệp chỉ ký sinh trên một vật chủ ví dụ như người hay gia súc, vật nuôi. Nếu không phù hợp với vật chủ thì chắc chắn rệp không thể tồn tại.
CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH GHẺ NGỨA HIỆU QUẢ
Các biện pháp chuẩn đoán bệnh ghẻ ngứa
Bác sĩ có thể chuẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra da, tìm kiếm trên da các triệu chứng của rệp, bao gồm các hang đặc trưng. Đồng thời dựa trên các triệu chứng và tiền sử tiếp xúc với người bệnh để đưa ra kết luận
Để xác định bệnh hoặc trong trường hợp không thấy rệp, bác sĩ có thể cạo vùng da nghi ngờ có hang rệp để mang đi soi dưới kính hiển vi
Khi đã xác định đúng sự hiện diện của bo ve và trứng, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chuẩn đoán cuối cùng.
Các phương pháp điều trị bệnh ghẻ ngứa
Bác sĩ khi phát hiện một người bị bệnh có thể yêu cầu điều trị cho tất cả thành viên trong gia đình, mặc dù họ không có dấu hiệu bệnh. Đây là cách để có thể ngăn chặn được sự lây lan cũng như tái phát bệnh.
Dựa theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm giảm viêm, sưng giúp da được làm lành nhanh chóng hơn. Những loại thuốc được kê đơn uống kết hợp với thuốc bôi có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp vết thương do ghẻ nhanh đóng vảy hơn.
Ngoài việc đi thăm khám bác sĩ, chú ý trong việc điều trị bệnh thì bạn cũng cần phải có chế độ sinh hoạt phù hợp để ngăn ngừa biến chuyển của bệnh:
• Kiên trì sử dụng thuốc để giảm ngứa, thuốc dựa theo thuốc kê đơn của bác sĩ
• Làm mát bằng cách ngâm da dưới nước lạnh hoặc sử dụng khăn ướt lau đi những vùng da bị kích ứng gây ngứa
• Sử dụng kem dịch nhẹ trên da, có thể sử dụng dưỡng da có chứa thành phần calamine để giảm kích ứng da
• Sử dụng thuốc kháng histamine, cách hữu hiệu nhất để giảm đi các triệu chứng dị ứng do ghẻ
Lời khuyên: Tốt nhất để điều trị bệnh ghẻ bệnh nhân cần đến bệnh viện để gặp bác sĩ và kiểm tra. Bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu, hoặc các khoa da liễu tại các bệnh viện lớn để điều trị hiệu quả tốt và an toàn.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng sử dụng. Bất cứ thay đổi nào trong việc sử dụng hoặc xuất hiện tác dụng phụ đều cần phải thông báo cho bác sĩ.
Như vậy, cùng vnsuckhoe tìm hiểu bệnh ghẻ ngứa: Nguyên nhân, biểu hiện, cách trị để bạn đọc có thể tìm hiểu. Ngoài ra để có thể tham khảo thêm các thông tin sức khỏe hữu ích được cập nhật mỗi ngày tại website: https://vnsuckhoe.vn/