Bỗng dưng xuất hiện những nốt mụn nước và gây ngứa trên da, đa phần mọi người sẽ có tâm lý để triệu chứng này tự khỏi, hoặc mua thuốc bôi để giảm cảm giác khó chịu. Nhưng nếu da nổi phồng rộp gây ngứa kéo dài thì có thể bạn đã mắc phải một số bệnh da liễu, cần thăm khám và chữa trị để đạt hiệu quả tốt, tránh tái phát nhiều lần. Vậy da nổi mụn nước và ngứa là dấu hiệu bệnh gì? Tìm hiểu câu trả lời được chia sẻ ngay sau đây.
CHÚ Ý BIỂU HIỆN DA NỔI MỤN NƯỚC VÀ NGỨA
Da nổi mụn nước là tình trạng trên da xuất hiện các nốt mụn, bên trong có chứa dịch hoặc mủ. Các mụn nước có thể xuất hiện ở bất cứ khu vực da nào trên cơ thể như tay, chân, lưng, đùi, kể cả cơ quan sinh dục... có thể mọc riêng lẻ hoặc thành cụm.
Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, da châm chích, nóng rát, đau nhức,… Người bệnh có thể tiến hành gãi, cọ xát khiến cho những nốt mụn nước vỡ, gây viêm loét, sau khi khô sẽ để lại sẹo, thâm.
Rất nhiều người chủ quan với việc xuất hiện mụn nước trên da, có người tự mua thuốc hoặc thậm chí là không điều trị. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì có tới 80% mụn nước xuất hiện trên da là do nguyên nhân các bệnh da liễu gây nên. Khi mụn nước bị vỡ, nếu không biết cách chăm sóc và vệ sinh đúng có thể gây ra tình trạng viêm da, nhiễm khuẩn.
[TƯ VẤN] DA BỊ NỔI MỤN NƯỚC VÀ NGỨA LÀ BỆNH GÌ?
Dấu hiệu mụn nước trên da và gây ngứa có thể xuất phát từ những nguyên nhân thông thường như dị ứng, kích ứng. Nhưng phần lớn sẽ liên quan đến những bệnh lý sau đây:
Bệnh Ghẻ nước
Khi gặp phải bệnh ghẻ nước thì thường người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, đặc biệt là khi đêm về. Tiếp đến sẽ nhận thấy tình trạng da nổi mụn nước ngứa, bên trong chứa nhiều dịch lỏng, khi gãi ngứa hoặc ma sát có thể vỡ ra, gây viêm loét...
Viêm da dị ứng
Tình trạng viêm da dị ứng có biểu hiện đặc trưng là da xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti, bên trong có chứa dịch trong. Trường hợp người bệnh cào, gãi nhiều có thể gây vỡ đau rát và bội nhiễm, khiến cho dịch mủ chảy ra và nhiễm trùng, lây lan sang các vùng da khác.
Nhiễm virus Herpes
Khi nhiễm virus Herpes (HSV) gây mụn rộp sinh dục, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như mụn nước ở môi, miệng và tại cơ quan sinh dục. Thường thì các mụn nước sẽ xuất hiện trên da, sưng đỏ và gây cảm giác đau nhức...
Khi các mụn nước phồng rộp quá mức có thể gây vỡ ra, lở loét và có thể gặp phải tình trạng bội nhiễm. Bị bệnh này ngoài da nổi mụn nước ngứa còn có thể có các triệu chứng như đau nhức cơ, sốt, sưng hạch, và dù bệnh ổn định vẫn sẽ nguy cơ tái phát...
Bệnh Thủy đậu
Bệnh còn được gọi với cái tên khác là bệnh trái rạ, đây là bệnh có các biểu hiện như đau đầu, sốt, đau cơ, mệt mỏi và nổi bật với các mụn nước kích thước to nhỏ khác nhau mọc rải rác khắp cơ thể. Bệnh thường hay tập trung tại khu vực lưng, bẹn đùi, cánh tay, mặt hoặc là cơ quan sinh dục, gây ra tình trạng ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
Bệnh Zona thần kinh
Tình trạng da nổi mụn nước ngứa là biểu hiện khá điển hình của bệnh zona (hay còn có tên gọi khác là bệnh giời leo), thường gặp ở những người có tiền sử bệnh thủy đậu. Bệnh có thể nhận biết thông qua việc phát ban với các nốt mụn nước có thể mọc trải dài, kèm theo đó là các triệu chứng như nóng rát, đau, ớn lạnh...
Ngoài ra, nếu như bạn bị tình trạng này tại mắt, có thể bạn sẽ bị suy giảm thị lực, nếu gần tai có thể suy giảm thính lực. Từ đó người bệnh có nguy cơ bị viêm gan hoặc viêm phổi rất cao.
Bệnh chàm da Eczema
Đây là loại bệnh gây ra những tổn thương da có thể mạn tính, rất dễ tái phát. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh đó là vùng da bị sưng đỏ, mụn nước có thể xuất hiện, triệu chứng ngứa ngáy thường kéo dài. Các nốt mụn nước sẽ tùy tình hình của bệnh mà xuất hiện ít hay nhiều trên da. Sau một khoảng thời gian, các nốt mụn nước sẽ trở nên khô lại, đóng vảy và bắt đầu bong tróc.
Bệnh bóng nước tự miễn
Bệnh xuất hiện với các tổn thương là do các kháng thế tự miễn gây ra. Khi mắc bệnh, thường gặp các triệu chứng như là các nốt mụn nước, phân bổ nhiều vị trí trên da, nó dễ dàng vỡ, khô vảy và bong tróc. Bên cạnh đó, có thể bạn sẽ gặp một số biểu hiện như chán ăn, sụt cân, chảy máu, đau họng,…
Tóm lại, có thể nhận thấy da nổi mụn nước ngứa có phải viêm da chính là nghi ngờ có tính khả quan nhất. Ngoài những bệnh da liễu phổ biến trên, còn một số bệnh mà da cũng có nguy cơ nổi mụn nước như tay chân miệng, rôm sảy, bệnh Perphigus,…
DA NỔI MỤN NƯỚC GÂY NGỨA CÓ THẾ TỰ KHỎI?
Theo các phân tích trên có thể thấy được, da nổi mụn nước và ngứa là dấu hiệu của nhiều bệnh da liễu. Và hầu hết các bệnh da liễu đều phải được can thiệp y khoa để có thể điều trị, đẩy lùi các triệu chứng.
Một số trường hợp bệnh da liễu ở trạng thái nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà, với các phương pháp đơn giản. Rất hiếm trường hợp khi da nổi mụn nước ngứa mà có thể tự khỏi, không để lại di chứng nào.
Trong trường hợp bệnh da liễu nổi mụn nước thể nặng, bệnh nhân nên đến thăm khám và điều trị với các phương pháp phù hợp:
♦ Điều trị nội khoa: Người bệnh sẽ được bác sĩ da liễu kê đơn các loại thuốc dạng uống, bôi, vệ sinh ngoài da,... để tiêu diệt, ngăn chặn hiệu quả các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, cách này còn giúp thải độc cơ thể hiệu quả, làm lành tổn thương trên da nhanh chóng hơn.
♦ Điều trị ngoại khoa: Bao gồm những liệu trình điều trị mụn nước chuyên sâu hơn, áp dụng những công nghệ, máy móc hiện đại đối với trường hợp bệnh nặng: Chiếu sóng trị liệu, phương pháp IPL tiên tiến, liệu pháp cân bằng miễn dịch INT...
**Lưu ý: Thời điểm, phương pháp điều trị ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị của người bệnh. Tốt nhất khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh da liễu, các chuyên gia vnsuckhoe khuyên bệnh nhân nên đến các có sở y tế bệnh viện/ chuyên khoa da liễu uy tín, có bác sĩ giỏi để được kiểm tra, làm các xét nghiệm và có phương án điều trị kịp thời và phù hợp.
Với những thông tin về các bệnh có liên quan đến việc da nổi mụn nước ngứa được chia sẻ trên, hy vọng bạn đọc có thêm những thông tin sức khỏe bổ ích và chủ động thăm khám, chữa trị sớm để tránh khỏi những phiền toái, mệt mỏi cũng như lấy lại sự tự tin cho làn da.
{tuvan}