Đau bụng kinh thứ phát là gì? làm sao để khỏi?

Đau bụng kinh là cơn đau co thắt ở vùng bụng dưới của người phụ nữ, hay gặp vào những ngày rụng dâu và trở thành nỗi ám ảnh cũng không ít phụ nữ. Vậy bạn hiểu đau bụng kinh thứ phát là gì và cần làm sao để khỏi?

MÔ TẢ TRIỆU CHỨNG CƠN ĐAU BỤNG KINH

Hầu hết mọi phụ nữ đều trải qua các cơn đau bụng kinh khi “đến ngày”. Cơn đau được mô tả theo kiểu đau co thắt vùng bụng dưới, có thể lan ra sau lưng và xuống hai đùi.

Đau bụng kinh tùy vào cơ địa từng chị em mà có thể chỉ đau lâm râm hoặc đau nhói.  Cũng có một số phụ nữ có thể bị đau bụng dưới ngay cả khi không phải ngày hành kinh.

Thông thường, cơn đau bụng sẽ xuất hiện 1-2 ngày trước hoặc trong thời gian có kinh, mức độ đau cao nhất mà nhiều chị em gặp phải là trong khoảng 24 giờ đầu rồi giảm dần sau khoảng 2-3 ngày. 

Ngoài ra, chị em còn có thể gặp thêm các triệu chứng khác đi kèm với đau bụng kinh như: Buồn nôn; đau đầu, chóng mặt; mệt mỏi; táo bón, tiêu chảy…

TÌM HIỂU VỀ ĐAU BỤNG KINH THỨ PHÁT

Đau bụng kinh được chia làm hai dạng, đó là đau nguyên phát và thứ phát. Nếu như đau bụng kinh nguyên phát chỉ là các cơn đau nhỏ, ít khi cảm nhận được và xảy ra do sự co bóp của tử cung, thì đau bụng kinh thứ phát lại chiếm nguyên nhân là do các bệnh lý phụ khoa gây ra và thường gặp hơn ở phụ nữ từ 30 - 45 tuổi.

Một số rối loạn bệnh lý phụ khoa gây đau bụng kinh thứ phát như là:

Lạc nội mạc tử cung

Thông thường lớp nội mạc tử cung vốn nằm ở bên trong tử cung, nhưng khi chúng lạc chỗ ra các vị trí khác bên ngoài tử cung như: ống dẫn trứng, buồng trứng,.... sẽ gây ra đau bụng dưới.

U xơ tử cung

Khối u xơ phát triển trong tử cung cũng có nguy cơ gây rong kinh và thống kinh. Chị em đau bụng kinh dữ dội hơn.

Viêm vùng chậu

Bệnh lý này khiến cho các cơ quan trong vùng chậu hông như tử cung, vòi trứng, hay buồng trứng bị viêm nhiễm, biểu hiện là những cơn đau bụng kinh hoặc đau vùng bụng dưới.

Dụng cụ tránh thai

Đặt dụng cụ tránh thai vào trong buồng tử cung cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng khi tới tháng. 

Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng nên chú ý những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như: Cơn đau bụng kinh dữ dội hơn hoặc có thể đau kéo dài hơn bình thường, kinh nguyệt không đều, có mùi hôi… thì cần kiểm tra sớm.

ĐAU BỤNG KINH THỨ PHÁT CÓ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE SINH SẢN KHÔNG?

Nếu do đau bụng kinh nguyên phát thì chỉ là một phần của chu kỳ kinh nguyệt nên hầu như không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản.

Tuy nhiên, nếu là đau bụng kinh thứ phát và không điều trị thì chị em sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng đến thiên chức “làm mẹ” của người phụ nữ sau này bởi các ảnh hưởng từ bệnh lý.


 

Chẳng hạn như, đối với căn bệnh lạc nội mạc tử cung và viêm xương chậu, khả năng có thể gây ra sẹo trong ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến sự gặp gỡ của tinh trùng và trứng để thụ tinh và tạo thành hợp tử.

CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ CƠN ĐAU BỤNG KINH 

Đa số các trường hợp chị em phụ nữ là đau bụng kinh nguyên phát ở mức độ nhẹ, do đó không cần phải can thiệp điều trị, hoặc nếu có thì thường chỉ cần khắc phục tại nhà theo một số cách như: 

+ Chườm ấm bụng dưới: Trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em nên chườm ấm bụng dưới bằng túi chườm, chai nước nóng để điều hòa cơ thể, tăng lưu thông khí huyết và giảm đau bụng kinh tốt hơn.

+ Massage bụng: Một số động tác massage nhẹ nhàng, xoay tròn liên tục ở vùng bụng dưới cũng có tác dụng giảm đau rõ rệt. 

+ Uống trà gừng ấm: Gừng có tính ấm, có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng lưu thông khí huyết. Do đó, chị em khi đến tháng có thể pha cho mình một tách trà gừng để thưởng thức.

+ Ngủ sớm và đủ giấc: Trong thời gian này, chị em nên đi ngủ sớm hơn, nằm ngủ theo tư thế bào thai để làm giãn cơ bụng, điều hòa hormone, từ đó giảm đau bụng kinh đáng kể.

+ Ăn uống lành mạnh: Chị em bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Vitamin B1, B6, Magie, Vitamin E, kẽm,... để tăng đề kháng giảm tình trạng căng cơ gây đau bụng kinh.

Ngoài ra, các phương pháp điều trị đau bụng kinh khác cũng được áp dụng phù hợp như là:

- Thuốc giảm đau: Chị em có thể dùng thuốc giảm đau, kháng viêm theo toa bác sĩ để giải quyết những triệu chứng đau bụng, hoặc viêm nhiễm nếu có.

- Thuốc tránh thai: Có tác dụng làm mỏng niêm mạc tử cung, giúp cho cơ tử cung không cần co bóp nhiều trong kỳ hành kinh. Đồng thời, thuốc này còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm các cơn đau bụng kinh nhẹ nhàng hơn.

- Riêng đối với trường hợp đau bụng kinh thứ phát do bệnh lý, chị em cần điều trị triệt để nguyên nhân gây ra triệu chứng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.

Các bác sĩ có thể chỉ định điều trị đau bụng kinh thứ phát bằng các phác đồ tùy theo mức độ bệnh lý như: điều trị bằng thuốc hoặc kết hợp thuốc với phương pháp vật lý trị liệu, phương pháp ngoại khoa nếu cần thiết.

Chị em đã được tìm hiểu về đau bụng kinh thứ phát là gì cũng như những cách khắc phục và điều trị hiệu quả. Nếu thấy các biểu hiện khó chịu nhiều hơn, chị em tốt hơn hết là cần gặp bác sĩ Sản - Phụ Khoa để được kiểm tra kỹ lưỡng

tin y tế

dinh dưỡng