Phân biệt các loại mụn như thế nào?

Mụn là bệnh da thường gặp ở tuổi dậy thì, là vấn đề nan giải của nhiều người bởi nó làm mất đi tính thẩm mỹ và khiến họ tự ti trong giao tiếp. Nhưng có rất nhiều loại mụn, làm cách nào để phân biệt các loại mụn này? Đọc ngay bài viết dưới đây để biết nhé!

Mụn là gì? Nguyên nhân gây ra mụn?

Mụn được hiểu một cách đơn giản là tình trạng tắc nghẽn tuyến bã nhờn trên bề mặt da, gây ra bởi nang lông, tế bào chết còn lưu lại trên da kết hợp với bã nhờn sản sinh ra vi khuẩn P.acnes.

Mụn là gì? Nguyên nhân gây ra mụn?

Nguyên nhân chính gây ra mụn là do rối loạn nội tiết tố ở giai đoạn bước vào tuổi dậy thì (ở cả nam và nữ) làm tăng sự tiết dầu nhờn trên da khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng khiến cho mụn xuất hiện là do trong quá trình sinh hoạt có những thói quen xấu tác động đến làn da như sờ tay lên mặt, sử dụng nhiều nước ngọt có gas, chất kích thích hay ăn thực phẩm cay nóng, tần suất trang điểm quá nhiều mà không tẩy trang kỹ càng,... tạo điều kiện để mụn hình thành. 

Phân biệt các loại mụn thường gặp

Mụn không viêm

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen

Là một loại mụn trứng cá không viêm, có dạng nốt mụn màu đen xuất hiện trên bề mặt da, nhân mụn hở. Đầu mụn có màu đen là do nhân mụn nhô lên tiếp xúc với oxi bên ngoài, sau một thời gian bị oxi hóa. Mụn đầu đen được nhận biết qua đặc điểm như: bề mặt da xuất hiện những lỗ nhỏ li ti như đầu đinh ghim, nhân hở, kích thước từ 1 - 2mm có thể nhìn thấy bằng mắt thường, đầu mụn có màu đen, thường xuất hiện với số lượng nhiều. 

Mụn đầu đen thường xuất hiện nhiều ở mũi, trán, 2 bên má, cằm và có thể là một số vùng khác trên cơ thể như vai, lưng.

Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng hay còn được gọi là mụn cám, là một trong những loại mụn trứng cá thường gặp. Loại mụn này nằm ẩn dưới da, lỗ chân lông khép kín. Dấu hiệu nhận biết mụn đầu trắng là: mụn có màu trắng, kích thước nhỏ từ 1 - 2mm, mụn nhô trên bề mặt da, khiến da trở nên sần sùi hoặc ẩn sâu dưới lớp biểu bì, mụn không gây đau nhức. 

Mụn đầu trắng xuất hiện phổ biến ở các vùng trên da mặt như má, mũi, cằm và trán.

Mụn ẩn

Mụn ẩn

Giống như tên gọi của mình, mụn ẩn nằm ẩn dưới da nên khó nhận thấy bằng mắt thường. Mụn ẩn cũng là một dạng của mụn trứng cá, tuy không gây đau nhức nhưng khiến làn da trở nên thô ráp, sần sùi. Mụn ẩn có thể nhận biết qua: mụn nằm dưới da, không viêm sưng, có kích thước nhỏ, mọc thành đám, sờ vào vùng có mụn mang lại cảm giác sần sùi.

Mụn ẩn thường xuất hiện nhiều ở trán, 2 bên má, cằm, quai hàm và quanh miệng.

Mụn viêm

Mụn bọc

Mụn bọc

Mụn bọc là mụn chứa mủ màu trắng hoặc vàng và máu, gây viêm sưng, cứng và đau nhức. Mụn nằm ẩn sâu bên trong da, có thể gây ra cho vùng da bị mụn nhiều biến chứng sau mụn mà thường gặp nhất là sẹo lõm. Mụn bọc là kết quả khi da bị viêm nhiễm, kết hợp với bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết và vi khuẩn khiến nang lông bị kích ứng. Mụn bọc được nhận biết qua: kích thước mụn lớn, sưng đỏ, xung quanh mụn cứng, có chứa máu và mủ, gây đau nhức.

Mụn bọc có thế xuất hiện ở nhiều vùng da mặt gồm mũi trán, cằm, má.

Mụn nhọt

Mụn nhọt

Mụn nhọt là một tình trạng nhiễm trùng da. Mụn hình thành dưới da với các nốt mụn sưng, đau, có mủ. Mụn nhọt có thể phân biệt qua đặc điểm như: các nốt mụn nhỏ sưng đỏ, kích thước mụn tăng dần, vùng da quanh nốt mụn có màu đỏ, bên trong chứa mủ, nốt mụn có đầu trắng, có thể tự vỡ và chảy dịch ra ngoài.

Mụn nhọt có thế xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như vùng da mặt và những vùng da khác như nách, cổ, mông, đùi,…

Mụn đinh râu

Mụn đinh râu

Mụn đinh râu hay còn còn được gọi là mụn đầu đinh, là loại mụn có ngòi mủ. Lúc mới hình thành, mụn sẽ gây sưng đỏ ở gốc sợi râu, có cảm giác đau nhức. Đây là loại mụn độc, rất nguy hiểm nên nếu không chăm sóc da đúng cách sẽ khiến mụn sưng to và có mủ vàng xuất hiện trên đỉnh mụn. Nặng hơn, mụn có thể gây sưng phù mặt, sốt cao. Mụn đinh râu được phân biệt với các loại mụn khác qua dấu hiệu: Mụn mới hình thành như vết sưng, sau đó có mủ và đầu đen như đầu đinh, sau đó sưng đỏ, gây đau nhức, khi sờ vào mụn có cảm giác nóng.

Mụn đinh râu sẽ thường xuất hiện quanh môi, mũi, cằm.

Mụn nang

Mụn nang

Mụn nang hay có tên khác là mụn u nang, là một biến thể của mụn trứng cá. Mụn này phát triển từ sâu bên trong da thành những nốt mụn đỏ giống như những khối u trên bề mặt da. Mụn chứa đầy mủ gây đau nhức, khó chịu. Phân biệt mụn nang qua những dấu hiệu như: kích thước mụn lớn, nổi cộm trên da như u, cảm giác đau nhức, mụn có thể mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm và có mủ bên trong.

Mụn nang xuất hiện trên da mặt và một số vùng da khác trên cơ thể cổ, lưng, ngực.

Các loại mụn khác

Mụn thịt

Mụn thịt

Là những u lành tính nhú trên bề mặt da, không gây đau nhưng có thể khiến da sần sùi và mất thẩm mỹ. Nhận biết mụn thịt qua những dấu hiệu như: da xuất hiện nốt mụn nhỏ li ti từ 1 - 3mm, mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm, tiệp màu da hoặc hơi ngả vàng, mụn không viêm, không sưng, không đau nhưng có thể gây ngứa.

Mụn thịt có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, phổ biến nhất là mắt, má, trán, cổ, nách, ngực, bụng, v.v.

Mụn cóc

Mụn cóc

Mụn cóc hay còn được gọi là mụn hạt cơm. Mụn cóc là những u nhỏ lành tính, hình thành do nhiễm virus HPV, có thể gặp ở cả nam và nữ. Phân biệt các loại mụn khác với mụn cóc qua: nốt mụn sần sùi nhỏ như hạt vừng hoặc to hơn như hạt đậu xanh, có màu như màu da hoặc mày trắng, có cảm giác da thô ráp khi sờ vào.

Mụn cóc có thể xuất hiện trên mặt, bàn tay, móng tay, lòng bàn chân, móng chân, mắt cá chân,…

Cách cải thiện các loại mụn 

Sau khi biết cách phân biệt các loại mụn, bạn sẽ xác định được chính xác loại mụn mà mình mắc phải để có cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách trị mụn trên mặt bạn có thể tham khảo: 

Sinh hoạt một cách điều độ, khoa học

Sinh hoạt một cách khoa học, điều độ để cải thiện mụn

Thiết lập một chế độ sinh hoạt điều độ và khoa học không chỉ giúp giảm bớt tình trạng lỗ chân lông to mà còn giúp làn da mịn màng, tươi sáng hơn. Cố gắng ngủ đủ giấc, tránh thức khuya. Không sử dụng các chất kích thích, đồ ăn nhanh; thay vào đó nên ăn những thực phẩm làm từ thiên nhiên, không chất bảo quản và ít chất béo như rau củ quả, trái cây tươi và uống đủ nước để cung cấp các vitamin và chất khoáng cho làn da cũng như cơ thể. Giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress,... đều là những việc nên làm nếu muốn có làn da khỏe đẹp.

Chăm sóc da đúng cách

Đầu tiên nhất luôn cần phải làm đó là tẩy trang kỹ và rửa mặt sạch sâu. Nhiều người thường lầm tưởng rằng chỉ khi nào make up mới phải tẩy trang nhưng trên thực tế, mỗi ngày bạn đều đi ra ngoài, hàng loạt bụi bẩn, vi khuẩn trong không khí đã bám lên bề mặt da, nếu bạn không tẩy trang thì chúng sẽ chui sâu vào lỗ chân lông và khó có thể rửa sạch bằng sữa rửa mặt. Vậy nên việc tẩy trang kỹ và rửa mặt sạch sâu là vô cùng cần thiết giúp da sạch sẽ và thông thoáng, lỗ chân lông không bị to.

Rửa mặt sạch giúp da thông thoáng, cải thiện mụn

Tuyệt đối không được cạy nặn các nốt mụn bởi càng nặn chỉ càng làm da bị tổn thương nhiều hơn. Thay vào đó hãy lựa chọn và sử dụng các mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da phù hợp, có thành phần lành tính, khả năng thẩm thấu nhanh, không gây nhờn bóng, chiết xuất từ thiên nhiên, dịu nhẹ, an toàn. Ngoài ra cần chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được kiểm định, chất lượng đảm bảo để không rơi vào tình trạng gặp phải hàng kém chất lượng khiến da càng tệ hơn. 

Nên thoa kem chống nắng mỗi ngày bởi ánh mặt trời làm da bớt đi độ mịn màng và khiến lỗ chân lông to hơn. Sử dụng kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm giảm tác động từ tia UV, ngăn ngừa quá trình lão hóa, nhờ đó lỗ chân lông không bị giãn nở. Bên cạnh đó, nên đeo khẩu trang, đội mũ rộng vành, mặc áo khoác chống nắng, đeo kính mát và tránh ra ngoài trong khoảng thời gian 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều và nhất là lúc trời nắng gắt để bảo vệ da tối ưu.

Điều trị mụn bằng thuốc và các liệu pháp công nghệ cao

Khi mà mụn quá nặng thì bạn có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống kết hợp với các loại thuốc bôi. Tuy nhiên thuốc uống cần do bác sĩ kê đơn, uống theo đúng liệu trình, không lạm dụng và cần lưu ý khi sử dụng thuốc uống, không nên kết hợp thuốc bôi có chứa Retinol và Benzoyl Peroxide để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bên cạnh thuốc uống và bôi, còn có các liệu pháp công nghệ cao được đang dần được áp dụng rộng rãi vào trị mụn hiện nay. So với các phương thức trị mụn truyền thống, trị mụn bằng công nghệ cao có ưu điểm là chế độ điều trị đa dạng, dù cho tình trạng mụn bạn gặp phải đơn giản hay phức tạp vẫn tìm được lộ trình và phương pháp điều trị thích hợp với cơ địa của mình. Gồm:

Điều trị da công nghệ cao

  • Laser: Ánh sáng laser sẽ tác động sâu vào bên trong da, tiêu diệt ổ vi khuẩn gây mụn, giảm viêm sưng, điều tiết tuyến bã nhờn. Nhờ đó mà mụn sẽ được loại bỏ mà không để lại sẹo, ngăn ngừa tái phát.
  • Peel da hóa học: Sử dụng hợp chất hóa học tác động lên da, giúp làm sạch da, loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn, tế bào chết, thúc đẩy mụn khô cồi và đẩy lên bề mặt da. Không chỉ vậy, công nghệ peel da còn giúp kích thích tái tạo tế bào da mới, loại bỏ lớp da cũ, giúp da sáng mịn và sạch mụn.
  • Liệu trình ánh sáng: Phương pháp này sử dụng nguồn năng lượng chiếu sáng để tác động sâu vào bên trong da, tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây mụn, điều tiết bã nhờn, kích thích tăng sinh collagen, tái tạo tế bào da mới, giúp da tái sinh.

Qua bài viết trên đây, vnsuckhoe.vn đã giúp bạn phân biệt các loại mụn cũng như đưa ra một số cách cải thiện mụn cho bạn tham khảo. Chúc bạn sớm có được làn da sạch mụn, mịn màng và đừng quên ghé qua mỗi ngày để đọc thêm các thông tin sức khỏe bổ ích khác nhé!

tin y tế

dinh dưỡng