Sa tử cung là gì? Chị em chớ chủ quan

Sa tử cung được đánh giá là bệnh nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì lẽ đó mà chị em không nên chủ quan với căn bệnh này. Trong bài viết sau, mời bạn cùng tìm hiểu sa tử cung là gì, cách nhận biết cũng như cách chữa trị và phòng ngừa tình trạng này để giúp chị em có cơ thể khỏe mạnh hơn.

Sa tử cung là gì?

Sa tử cung hay còn gọi là sa sinh dục, sa dạ con, sa thành âm đạo là hiện tượng thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh, khi thành tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo, thậm chí có trường hợp tử cung lộ ra ngoài âm đạo. Nguyên nhân sa tử cung là do cơ sàn chậu và dây chằng căng ra quá mức, dẫn đến không thể nâng đỡ tử cung. Bên cạnh đó, hẹp khung xương chậu là một trong những bất thường về khung xương dẫn tới hiện tượng sa thành tử cung.

Sa tử cung là gì?

Biểu hiện sa tử cung được chia ra thành nhiều cấp độ khác nhau. Từ biểu hiện nhẹ là khi tử cung sa xuống nhưng vẫn nằm bên trong ống âm đạo cho đến mức độ nặng nhất là toàn bộ tử cung tụt xuống và sa hẳn ra ngoài cửa âm đạo.

Đối tượng nào dễ bị sa tử cung?

Sa tử cung có thể gặp ở bất kỳ phụ nữ nào, tuy nhiên căn bệnh này thường xảy ra hơn với những đối tượng sau:

    ● Phụ nữ sau sinh, đặc biệt là những thai phụ sinh con qua đường âm đạo, thai nhi quá lớn hoặc thời gian chuyển dạ quá lâu.

   ● Phụ nữ thường xuyên vận động, mang vác nặng sau khi sinh thay vì phải nghỉ ngơi, kiêng cử. Điều này khiến cho vùng đáy bụng phải co bóp nhiều, gây ra tổn thương và dẫn đến sa tử cung.

   ● Phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ lớn tuổi, cơ và dây chằng trở nên suy yếu, lão hóa.

   ● Ngoài ra, phụ nữ bị béo phì hay từng phẫu thuật vùng chậu trước đó cũng có nguy cơ mắc sa tử cung.

Nguyên nhân gây sa tử cung

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sa tử cung vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến là:

Nguyên nhân gây sa tử cung

    ● Do thai phụ gặp phải một số chấn thương ở vùng chậu, cổ tử cung, các mô nâng đỡ tử cung.

    ● Do thai phụ lao động quá sức sau sinh khi tử cung chưa thể co lại hoàn toàn do các dây đỡ tử cung chưa được phục hồi.

    ● Do sinh con nặng cân qua đường âm đạo, chuyển dạ kéo dài hoặc sinh khó.

    ● Do bị dị tật tử cung bẩm sinh.

    ● Do bị áp lực trong ổ bụng (béo phì, táo bón, ho mãn tính,...)

Triệu chứng của sa tử cung

Trong trường hợp sa tử cung ở mức độ nhẹ, bệnh thường không gây triệu chứng gì. Nhưng khi sa tử cung ở mức độ trung bình hoặc nặng bạn có thể cảm thấy những triệu chứng như:

Triệu chứng của sa tử cung

    ● Cảm giác căng tức hoặc nặng nề vùng chậu

    ● Khối mô sa ra ngoài từ âm đạo

    ● Tiểu không kiểm soát, tiểu khó

    ● Khó đại tiện, đau khi đại tiện

    ● Cảm giác âm đạo chật chội khi quan hệ tình dục

    ● Những cảm giác này thường không rõ rệt vào buổi sáng và tăng nặng vào chiều tối.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng của sa tử cung, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Điều trị bệnh sa tử cung như thế nào?

Đối với từng trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể là:

Mức độ nhẹ: Bệnh không gây ra nhiều triệu chứng và các triệu chứng này không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, suy nghĩ tích cực, ăn uống cân bằng dưỡng chất, chú ý ăn nhiều rau xanh để chống nguy cơ táo bón và kiểm soát cân nặng, đồng thời kết hợp một số bài tập giúp nâng tử cung theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Tập thể dục cải thiện sa tử cung

Mức độ nặng: Bệnh nhân có thể cần thực hiện liệu pháp estrogen âm đạo nhằm tăng cường sự dẻo dai của dây chằng hoặc thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn phần tử cung tùy theo mức độ biến chứng.

Phòng ngừa sa tử cung

Để phòng ngừa cũng như giảm mức độ tiến triển của bệnh thì nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh dựa theo gợi ý dưới đây:

    ● Tập thể dục thường xuyên, đều đặn, nhất là những bài tập tăng cường sức mạnh của khối cơ sàn chậu. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ bài tập nào.

    ● Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng theo tư vấn của chuyên gia.

    ● Duy trì cân nặng ổn định để giảm áp lực lên các cơ vùng chậu cũng như giúp phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

    ● Bỏ thuốc lá để hạn chế sự tiến triển của những cơn ho, tránh gây áp lực lên các cơ nâng đỡ tử cung.

    ● Hạn chế lao động quá sức, nâng vật quá nặng khiến các cơ và dây chằng tử cung gia tăng áp lực, làm triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng.

Phòng ngừa sa tử cung

Trên đây là những thông tin nhằm giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc sa tử cung là gì và một vài thông tin liên quan đến căn bệnh này. Ghé lại vnsuckhoe.vn để đọc các tin tức sức khỏe bổ ích khác nhé!

tin y tế

dinh dưỡng