Sỏi thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Sỏi thận là một bệnh lý khá phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam và gây ra nhiều vấn đề phức tạp. Theo các thống kê, khoảng 10 - 14% người Việt có sỏi trong thận. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tổng quan về bệnh sỏi thận

Sỏi thận (sạn thận) là bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản,... thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể Calci. Kích thước của sỏi có thể lên tới vài cm.

Tổng quan về bệnh sỏi thận

Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận.

Những sỏi thận có kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang,... cọ xát gây tổn thương, thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả rất khôn lường.

Các loại sỏi thận

Các loại sỏi thận

Sỏi Calcium

Là loại sỏi thường gặp nhất, chiếm 80 - 90% bệnh nhân bị sỏi thận. Gồm sỏi Calci Oxalat, Calci Phosphat và Calci Maleat. Calci Oxalat chiếm tỷ lệ cao ở các nước nhiệt đới như Việt Nam. Sỏi này rất cứng và cản quang, có hình dáng gồ ghề, màu vàng hoặc màu nâu.

Chế độ ăn hạn chế thực phẩm giàu Oxalat có thể làm giảm nguy cơ phát triển sỏi Calci Oxalat. Các thực phẩm giàu Oxalat gồm có: Khoai tây chiên, đậu phộng, socola, củ cải, rau chân vịt,... Tuy nhiên, mặc dù Calci là thành phần chính của sỏi, việc bổ sung đủ Calci trong chế độ ăn uống của bệnh nhân lại có thể ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

Sỏi Phosphat 

Thường gặp là loại Magnésium Ammonium Phosphate hay còn gọi là sỏi nhiễm trùng do nhiễm trùng niệu lâu ngày gây ra, đặc biệt là do vi khuẩn Proteus. Sỏi có màu vàng và hơi bở. Loại sỏi này thường rất lớn, có thể lấp kín các đài bể thận gây ra sỏi san hô. 

Sỏi Acid uric

Loại sỏi này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Chúng hình thành trong thận của những người có rối loạn chuyển hóa tăng Acid uric máu như người mắc bệnh gout hoặc những người đang trải qua hóa trị liệu.

Loại sỏi này phát triển khi nước tiểu quá Acid. Chế độ ăn giàu Purine có thể làm tăng nồng độ Acid trong nước tiểu. Purine là một chất không màu trong protein động vật, chẳng hạn như cá, động vật có vỏ và thịt đỏ. 

Sỏi Struvite

Loại sỏi này được tìm thấy hầu hết ở những phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần và không được điều trị triệt để. Những viên sỏi này có thể lớn và gây tắc nghẽn đường tiểu. Chúng là kết quả của nhiễm trùng thận. Vi khuẩn giải phóng men Urease, men này phân giải Ure thành Amoniac, làm nước tiểu bị kiềm hóa, dẫn tới giảm hòa tan Struvite tạo điều kiện hình thành sỏi.

Sỏi Cystine

Hình thành do sai sót của việc tái hấp thu chất Cystine ở ống thận. Chúng xuất hiện ở cả nam và nữ có rối loạn di truyền Cystine niệu. Sỏi này tương đối ít gặp ở Việt Nam. Sỏi Cystine là sỏi không cản quang, có bề mặt trơn láng.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận. Cụ thể như:

Sử dụng thuốc tùy tiện

Việc tự kê đơn, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Theo thống kê của các chuyên gia tại Anh quốc, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Một số nhóm kháng sinh được nhắc tới như: Cephalosporin, Penicillin,...

Sử dụng thuốc tùy tiện

Chế độ ăn uống không hợp lý

Nhiều người có thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ. Điều này sẽ làm tăng thể tích tuần hoàn, đồng nghĩa với việc các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Không có thói quen uống nhiều nước

Lượng nước đưa vào cơ thể quá ít sẽ không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài. Điều này làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây bệnh sỏi thận.

Không có thói quen uống nhiều nước

Mất ngủ kéo dài

Mô thận có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Do đó, khi một người bị mất ngủ lâu dài thì chức năng này sẽ không được thực hiện, thời gian càng lâu thì nguy cơ dẫn tới sỏi thận càng tăng.

Nhịn ăn sáng

Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt vào buổi sáng, cơ thể cần nhiều năng lượng sau 1 đêm ngủ dài. Tuy nhiên, việc nhịn ăn sáng khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận.

Nhịn ăn sáng

Nhịn tiểu

Việc nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến các chất khoáng không được đào thải mà dẫn đến sự lắng đọng. Khi lượng Calci tích tụ lại đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận.

Triệu chứng của bệnh sỏi thận

Đau khi đi tiểu

Sỏi thận di chuyển từ niệu quản vào bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo (đoạn cuối cùng trước khi tống nước tiểu ra ngoài) sẽ gây đau thậm chí buốt khi đi tiểu.

Tiểu ra máu

Sự cọ xát của sỏi khi nó di chuyển dẫn tới những tổn thương. Tiểu ra máu được xem như triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi thận. Tùy vào mức độ tổn thương mà biểu hiện này có thể được nhìn thấy bằng mắt thường hay phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.

Tiểu dắt, tiểu són

Khi bị sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu, tuy nhiên lượng nước tiểu lại rất ít. Điều này khiến cho cơ thể cảm thấy bị mệt mỏi. Đặc biệt khi sỏi ở niệu quản và gây tắc, nước tiểu không xuống được bàng quang và ứ tại thận gây ra những cơn đau quặn thận.

Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới

Niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Khi sỏi được hình thành ở đây sẽ gây ra sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.

Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới

Buồn nôn và nôn

Thận và ruột có liên quan tới nhau qua các dây thần kinh. Khi bị sỏi thận có thể gây ra những ảnh hưởng tới đường tiêu hóa khiến người bệnh bị buồn nôn, thậm chí là nôn.

Hay sốt và cảm giác ớn lạnh

Sỏi thận rất dễ dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi khi sỏi di chuyển gây ra những tổn thương hoặc gây tắc khiến nước tiểu không thể tống được ra ngoài. Tất cả những điều này làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ngược dòng.

Phòng ngừa sỏi thận như thế nào?

   ● Uống đủ lượng nước trong 1 ngày (1,5 - 2 lít/ngày)

   ● Nước chanh là 1 sự lựa chọn tốt vì có thể giúp phòng ngừa sỏi Acid Uric cũng như Calci Oxalat.

   ● Sử dụng Caffein một cách hợp lý

   ● Hạn chế các sản phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như soda, trà đá, dâu tây, các loại hạt,...

   ● Thực hiện ăn nhạt, cắt giảm lượng muối.

   ● Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol.

   ● Duy trì khối lượng cơ thể hợp lý.

​Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp kiến thức hữu ích về sỏi thận đến cho bạn đọc. Đừng quên vào trang vnsuckhoe.vn mỗi ngày để đón xem các thông tin chăm sóc sức khỏe bổ ích nhé!

tin y tế

dinh dưỡng