Thông tin đầy đủ về bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới

Giãn tĩnh mạch chi dưới (giãn tĩnh mạch chân) là bệnh lý được đánh giá là gây ảnh hưởng lớn đến mạch máu và hệ thống xương khớp, gây loét da, hoại tử chân, dẫn đến tàn phế. Do đó, các bạn đọc hãy dành ra ít phút theo dõi các thông tin đầy đủ vể bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới được vnsuckhoe cung cấp dưới đây.

GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ HÌNH ẢNH CHI TIẾT

Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới (hay còn gọi là giãn tĩnh mạch chân) là tình trạng các van tĩnh mạch ở chân bị suy yếu, không trở về tim được, dẫn đến hiện tượng dồn ứ máu ở chân, các tĩnh mạch giãn rộng, dần dần phình to lên hình thành các đường ngoằn ngoèo trên da gây đau đớn, mất thẩm mỹ và nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Các triệu chứng nhận biết giãn tĩnh mạch chân

Khi gặp phải các triệu chứng sau, bệnh nhân cần đi kiểm tra xác định bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới:

+ Đau nhức chân, cảm giác nặng chân, tê bì chân, nóng chân, hay bị chuột rút

+ Chân nổi các đường ngoằn ngoèo màu đỏ bầm, tím xanh ở các khu vực như bắp chân, đùi, mắt cá chân, cạnh bàn chân,…

+ Khi đi lại, bệnh nhân cảm thấy đau nhức nhiều hơn, yếu cơ chân, khó vận động mạnh như chạy, nhảy.

+ Xuất hiện tình trạng phù nề chân, loét da chân,… thay đổi dáng đi (đi khập khiễng)

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chi dưới

Theo các chuyên gia cho biết, giãn tĩnh mạch chi dưới có thể gặp ở cả nam và nữ mọi lứa tuổi, nhưng nhóm đối tượng sau có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn:

● Người lớn tuổi, các van tĩnh mạch suy yếu dễ mắc giãn tĩnh mạch chân

● Phụ nữ có thói quen mang giày cao gót; mang giày chật

● Phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai; mang thai hoặc sau sinh nở

● Mắc bệnh tắc tĩnh mạch (còn gọi là huyết khối tĩnh mạch hang sâu)

● Bệnh nhân bị thừa cân, béo phì, khiến áp lực dồn vào chân quá nhiều.

● Ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu, ít thay đổi tư thế

● Bẩm sinh mắc chứng suy van tĩnh mạch khiến tĩnh mạch toàn thân bị giãn.

Hình ảnh bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

++ Hình ảnh giãn tĩnh mạch chi dưới ở mức độ nhẹ: Nặng chân, phù chân vào cuối ngày, đau bắp chân hoặc tê bì chân…

++ Hình ảnh các tĩnh mạch chân xuất hiện ngoằn ngoèo, có màu xanh hoặc tím xanh; chủ yếu ở đùi, gối, mặt trong cạnh chân, mắt cá chân….

++ Hình ảnh các tĩnh mạch chân phát triển to như búi giun, sạm đen; đau nhức chân nặng nề. Gây các vết loét lớn khó lành…

Giãn tĩnh mạch chi dưới gây biến chứng nguy hiểm

Giãn tĩnh mạch chi dưới bên cạnh xuất hiện tĩnh mạch ngoằn ngoèo gây mất thẩm mỹ; nếu kéo dài có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm:

Bệnh nhân đau đớn, loét chân, giảm khả năng vận động

⇒ Hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, gây thuyên tắc phổi, khó thở

⇒ Giãn tĩnh mạch nặng khiến việc đi lại khó khăn, teo cơ, bại liệt…

 Các vết loét kéo dài, khó lành dễ bị tụ cầu tạp khuẩn tấn công gây nhiễm trùng, hoại tử.

⇒ Các vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng thông qua vết loét tấn công vào máu gây nhiễm trùng máu, thậm chí dẫn đến tử vong…

Đứng trước những nguy hiểm do giãn tĩnh mạch chi dưới gây ra, các chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân chủ động đi khám và điều trị sớm. Và tốt hơn hết là đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa xương khớp uy tín để nhận sự hỗ trợ tốt, hiệu quả, an toàn.

THAM KHẢO PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI HIỆU QUẢ

Để điều trị hiệu quả tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, điều quan trọng là bệnh nhân cần phải đi khám xác định nguyên nhân gây bệnh; bác sĩ chẩn đoán mức độ bệnh nặng hay nhẹ; đồng thời căn cứ vào cơ địa, sức khỏe toàn thân của bệnh nhân… Từ đó mới có thể chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp.

► Phương pháp dùng thuốc

Khi bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch độ 1, độ 2, tĩnh mạch ở chân chưa bị lộ nhiều, triệu chứng bệnh còn nhẹ, thường được ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc. Mục đích là giảm đau, giảm phù nề, thông tắc tĩnh mạch, làm bền thành mạch, tăng lưu thông máu…

Lưu ý: phương pháp này cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp để tránh tình trạng xuất hiện huyết khối bên trong lòng tĩnh mạch, khiến bệnh quay trở lại.

► Phương pháp chích (tiêm) xơ tĩnh mạch

Đối với trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới độ 3, độ 4 thì phương pháp ngoại khoa – tiêm xơ tĩnh mạch là cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh.

Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng chất gây xơ cứng tĩnh mạch, tiêm vào bên trong những tĩnh mạch bị giãn. Sau đó, các tĩnh mạch này sẽ bị chai cứng, mất chức năng, máu không còn lưu thông bên trong lòng tĩnh mạch, nên những tĩnh mạch này sẽ dần teo nhỏ lại. Và thay thế bằng hệ thống tĩnh mạch khỏe mạnh.

Bệnh nhân cần lưu ý, phương pháp này cần được thực hiện bởi những chuyên gia có tay nghề chuyên môn cao. Bởi nếu kim châm được đưa vào cơ thể không đúng vị trí sẽ ảnh hưởng đến các cơ bắp, động mạch,… sẽ khiến tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hơn.

 Một số phương pháp khác

Một số phương pháp khác cũng được chỉ định trong điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới như: cắt bỏ tĩnh mạch bị suy giãn, tiểu phẫu gắp huyết khối, đốt laser hoặc một số biện pháp vật lý trị liệu (chiếu đèn hồng quang, xoa bóp-bấm huyệt); mang vớ y khoa giúp thuyên giảm giãn tĩnh mạch…

Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới do chuyên gia vnsuckhoe.vn cung cấp – thông tin mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các chỉ định y khoa. Nếu có triệu chứng bệnh lý, chúng tôi khuyên bạn đi thăm khám càng sớm càng tốt. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

tin y tế

dinh dưỡng