Phá thai bằng thuốc, hay phá thai nội khoa là thương pháp được nhiều chị em sử dụng khi quyết định kết thúc thai kỳ. Nếu bạn đang có ý định xem xét sử dụng phương pháp này, hãy chắc chắn nắm được các loại thuốc phá thai an toàn cũng như những lưu ý quan trọng trong quá trình dùng thuốc phá thai. Để giúp các chị em hiểu hơn về phương pháp phá thai bằng thuốc, vnsuckhoe.vn xin được chia sẻ một số thông tin cần thiết qua bài viết dưới đây.
CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA THUỐC PHÁ THAI
Thuốc phá thai chính là tên gọi chung để sử dụng hai loại thuốc khác nhau nhằm kết thúc thai kỳ, phổ biến là Mifepristone và Misoprostol. Khi mang thai, cơ thể cần có một loại hormone được gọi là progesterone để phát triển bình thường. Do vậy khi phá thai bằng thuốc, đầu tiên, các chị em thường được chỉ định uống 1 viên Mifepristone. Thuốc này sẽ có tác dụng ngăn chặn progesterone và qua đó, thuốc sẽ không cho thai có cơ hội cấy vào niêm mạc tử cung của người mẹ.
Sau 48 giờ dùng thuốc Mifepristone, thai phụ sẽ dùng loại thuốc thứ hai là Misoprostol. Đây là loại thuốc có tác dụng làm co bóp và đẩy thai nhi ra khỏi tử cung. Khi đó, thai nhi sẽ bắt đầu được đẩy ra và các chị em sẽ thấy có máu chảy ra trong vòng 24 giờ sau đó. Trong trường hợp không thấy bị chảy máu trong 24 giờ sau khi uống Misoprostol, các chị em nên liên hệ đến bác sĩ, người có chuyên môn để được kiểm tra tình trạng sức khỏe.
CÁC LOẠI THUỐC PHÁ THAI AN TOÀN THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc phá thai khác nhau mà các chị em có thể chọn lựa khi muốn đình chỉ thai kỳ. Trong đó, có một số loại thuốc phá thai an toàn và được nhiều chị em sử dụng phổ biến như:
Methotrexate và Misoprostol đặt vào âm đạo
Khi sử dụng Methotrxate (Rasuvo, Otrexup,...), các chị em có thể mất đến thời gian một tháng để hoàn thành việc phá thai. Thông thường, Methotrexate sẽ được sử dụng dưới dạng thuốc đặt vào bên trong âm đạo hoặc tiêm.
Trong khi đó, Misoprostol sẽ được đặt vào âm đạo và có hiệu quả khi các chị em sử dụng trước khi thai được 9 tuần tuổi. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng thuốc Misoprostol để đặt vào âm đạo thì hiệu quả sẽ ít hơn so với các loại thuốc phá thai khác.
Uống thuốc Mifepristone (Mifeprex) và Misoprostol (Cytotec)
Đây là loại thuốc phá thai khá phổ biến và thường được sử dụng trong vòng 7 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của các chị em. Phương pháp phá thai bằng thuốc này có cách hoạt động như sau:
♦ Mifepristone (mif-uh-PRIS-tone) có tác dụng ngăn chặn sự sản xuất hormone progesterone và giúp niêm mạc tử cung mềm đi, ngăn chặn phôi không cấy được vào niêm mạc tử cung để phát triển.
♦ Misoprostol (my-so-PROS-tol) có chức năng kích thích tử cung co bóp nhiều hơn và tống phôi thai ra ngoài qua âm đạo.
Misoprostol đặt âm đạo và Mifepristone uống
Cơ chế hoạt động của phương pháp phá thai bằng thuốc này tương tự như hai loại trên, tuy nhiên, cách thức sử dụng sẽ khác nhau:
»» Mifepristone sẽ được ngậm bên dưới lưỡi.
»» Misoprostol có khả năng hòa tan chậm nên được đặt vào bên trong âm đạo.
⇒ Lưu ý: Những loại thuốc phá thai được sử dụng theo phương pháp này cần phải được thực hiện trong vòng 9 tuần kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của phụ nữ.
MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC PHÁ THAI
Rủi ro khi chọn phương pháp phá thai bằng thuốc
Mặc dù phương pháp phá thai bằng thuốc được nhiều chị em chọn lựa, nhưng cách phá thai này vẫn có những rủi ro nhất định. Cụ thể, một số rủi ro phổ biến có thể xuất hiện khi phá thai bằng thuốc chính là:
► Phá thai không hoàn toàn và các chị em có thể cần phối hợp thêm phương pháp phá thai ngoại khoa (phẫu thuật) để đình chỉ thai kỳ.
► Mang thai ngoài ý muốn nếu sử dụng thuốc phá thai nhưng không thành công.
► Nhiễm trùng, bị sốt kéo dài và kèm theo những biểu hiện khác như mệt mỏi, tiêu chảy,...
► Chảy máu nhiều và kéo dài trong nhiều ngày.
Tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc phá thai
Thông thường, các loại thuốc được sử dụng để phá thai có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến cho các chị em phụ nữ như:
♦ Bụng đau quặn.
♦ Âm đạo chảy máu.
♦ Buồn nôn và nôn.
♦ Cảm giác ớn lạnh.
♦ Đau đầu.
♦ Tiêu chảy.
♦ Sốt, mệt mỏi.
Khi gặp phải những tác dụng phụ trên, các chị em nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn và có thể kê đơn thuốc giảm đau hoặc dùng kháng sinh chống nhiễm trùng trong trường hợp cần thiết.
Các trường hợp dùng thuốc phá thai cần chăm sóc y tế
Sau khi sử dụng thuốc phá thai, nếu gặp phải những triệu chứng sau, các chị em nên kịp thời gặp bác sĩ để được chăm sóc y tế đúng cách:
→ Không bị chảy máu trong vòng 24 giờ sau khi sử dụng loại thuốc phá thai thứ hai.
→ Chảy máu nhiều liên tục trong 2 giờ, phải sử dụng hơn 2 miếng băng vệ sinh.
→ Xuất hiện những cục máu đông lớn có kích thước hơn quả chanh trong hơn 2 giờ.
→ Bị sốt kéo dài trong hơn 24 giờ.
→ Đau bụng hoặc đau lưng dữ dội kéo dài và không có dấu hiệu suy giảm kể cả khi đã dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
→ Dịch tiết âm đạo có mùi hôi bất thường sau khi dùng thuốc phá thai.
LỜI KHUYÊN:
Những thông tin được vnsuckhoe.vn cung cấp về các loại thuốc phá thai an toàn như trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể được dùng để thay thế cho các chẩn đoán y khoa. Vì vậy, vnsuckhoe.vn khuyên bạn không nên tự ý mua thuốc tránh thai về nhà để sử dụng mà chưa thông qua ý kiến của bác sĩ.
Khi mang thai ngoài ý muốn hoặc đình chỉ thai do bắt buộc liên quan đến vấn đề sức khỏe, các chị em nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn trực tiếp nhằm giúp đảm bảo tình trạng sức khỏe sau khi phá thai. Việc tự ý phá thai bằng thuốc không đúng cách có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó, các chị em nên tìm hiểu thật kỹ và tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và sức khỏe sinh sản về sau.
Trên đây là chia sẻ hữu ích về các loại thuốc phá thai thường được dùng cũng như các lưu ý cần thiết mà chị em nên nắm rõ khi phá thai bằng thuốc. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn có thể theo dõi các bài viết tiếp theo trên website vnsuckhoe.vn - Chăm sóc sức khỏe Việt Nam.