Tìm hiểu về viêm phổi

Hệ thống hô hấp của chúng ta ngày nay dễ bị tổn thương bởi những mầm bệnh xung quanh. Trong những căn bệnh về đường hô hấp thì viêm phổi có thể xem là vấn đề phổ biến mà nhiều người đang gặp phải nhất. Theo thống kê, mỗi năm có đến hàng triệu người trên thế giới tử vong vì tình trạng này.

Tổng quan về bệnh viêm phổi

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới; khi mắc bệnh, nhu mô phổi sẽ bị tổn thương. Nghiêm trọng hơn là toàn bộ phổi của bệnh nhân đều bị tổn thương và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. 

Tổng quan về bệnh viêm phổi

Người bị viêm phổi sẽ gặp phải tình trạng không đủ oxy, khó thở khiến cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân chính là do phổi bị tổn thương, các túi khí bị tắc dẫn đến quá trình trao đổi khí kém hiệu quả hơn so với bình thường. Vậy nên khi bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, người bệnh nên đi khám và tích cực điều trị, tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng.

Nguyên nhân gây viêm phổi

Có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi, bao gồm:

Viêm phổi do vi khuẩn

Sự tấn công của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae) là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề sức khỏe này. Bên cạnh đó, bệnh viêm phổi còn có thể xảy ra bởi một số chủng vi khuẩn khác, chẳng hạn như Mycoplasma, Staphylococcus, Haemophilus và Legionella.

Viêm phổi do virus

Theo thống kê, 30% trường hợp viêm phổi đến từ việc nhiễm virus. Các chủng có khả năng gây viêm nhiễm túi khí ở phổi thường gồm:

    ● Virus cúm Influenza A và B là tác nhân phổ biến nhất gây viêm phổi ở người lớn.

    ● Khác với người trưởng thành, bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chủ yếu phát sinh bởi virus hợp bào hô hấp (RSV).

    ● Đôi khi bệnh còn có thể do một số chủng virus khác gây nên, ví dụ như:

    ● Rhinovirus

    ● Parainfluenza virus

    ● Adenoviruses

    ● Virus herpes simplex

    ● Virus gây bệnh sởi và thủy đậu

Ngoài ra, hiện nay còn một chủng virus nguy hiểm khác cũng có khả năng gây viêm phổi là virus SARS-CoV-2, nguyên nhân gây ra đại dịch COVID-19 ảnh hưởng toàn cầu trong nửa đầu năm 2020.

Viêm phổi do nấm

Trường hợp này là biến chứng của bệnh nấm sâu Coccidioidomycosis, còn gọi là Sốt thung lũng hay Valley fever.

Nguyên nhân gây viêm phổi

Viêm phổi hít

Còn có tên gọi khác là viêm phổi sặc. Loại viêm phổi này xảy ra khi một lượng lớn dịch từ dạ dày, họng hoặc miệng đi vào phổi và gây viêm tại đây. Viêm phổi hít không truyền nhiễm.

Viêm phổi bệnh viện

Trong vài trường hợp hy hữu, người bị viêm phổi có nguy cơ mắc bệnh trong thời gian nhập viện để điều trị một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bác sĩ đánh giá cao mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm phổi bệnh viện vì:

    ● Vi khuẩn gây bệnh có nguy cơ cao kháng kháng sinh

    ● Sức đề kháng của người bệnh kém

    ● Những đối tượng dễ gặp phải biến cố này nhất là những bệnh nhân đang cần chăm sóc đặc biệt với máy thở.

Một số yếu tố khác gây viêm phổi

Nguy cơ mắc bệnh viêm phổi sẽ tăng nếu bạn có những thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc không điều trị tận gốc một vài tình trạng sức khỏe thông thường, chẳng hạn như:

    ● Hút thuốc lá

    ● Thường xuyên tắm đêm

    ● Thường xuyên bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm thanh quản

   ● Có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về gan, tim mạch hoặc đái tháo đường, hen suyễn,...

    ● Bị HIV hoặc ung thư

Triệu chứng đặc trưng của viêm phổi

Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các triệu chứng tương đối khác nhau.

Triệu chứng thường gặp

Đa số bệnh nhân đều sẽ trải qua một số triệu chứng như sốt cao, những cơn ho kéo dài liên tục và kèm theo đờm. Cơ thể họ uể oải, họ bị mệt mỏi và cực kỳ khó chịu khi phải ho liên tục. Khi mắc bệnh, các túi khí ở phổi bị tắc nghẽn khiến họ thiếu oxy và rất khó thở. Đặc biệt, ở bên phổi bị tổn thương sẽ cảm thấy đau tức ngực.

Triệu chứng đặc trưng của viêm phổi

Triệu chứng của người bệnh nặng

Trên thực tế, khá nhiều bệnh nhân không may mắn mắc phải bệnh viêm phổi ở mức độ nặng, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân suy giảm cực kỳ nghiêm trọng. Thậm chí cả tính mạng của người bệnh cũng bị đe dọa nếu như không được điều trị, xử lý theo phác đồ phù hợp.

Với những người bệnh nặng, triệu chứng sẽ là sốt cao 39 - 40 độ, khó thở, nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực, tức ngực.

Phòng ngừa bệnh viêm phổi

Tiêm chủng là phương pháp phòng ngừa viêm phổi tốt nhất, đặc biệt là đối với loại viêm phổi do virus gây nên. Bên cạnh đó, cũng nên xây dựng lối sống lành mạnh, tập thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách:

    ● Hạn chế hoặc bỏ thuốc lá

    ● Rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc từ ngoài trở về nhà. Nếu có thể, mang theo chất khử trùng tay chứa cồn mỗi khi ra ngoài.

   ● Tránh tiếp xúc với người bệnh, nhất là những người mắc bệnh truyền nhiễm.

   ● Hoạt động và làm việc với cường độ vừa phải, cần chú trọng việc nghỉ ngơi.

   ● Xây dựng và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại rau củ quả và protein, nạc.

   ● Giữ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tránh xa những người bị cảm lạnh hoặc cúm để giảm thiểu rủi ro mắc viêm phổi ở trẻ.

Tiêm chủng để phòng ngừa viêm phổi

​Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp kiến thức hữu ích về viêm phổi đến cho bạn đọc. Đừng quên vào trang vnsuckhoe.vn mỗi ngày để đón xem các thông tin chăm sóc sức khỏe bổ ích nhé!

tin y tế

dinh dưỡng