Tổng hợp [11+] cách trị bệnh trĩ nội và ngoại khoa hiệu quả

Trĩ là một bệnh lý khá phổ biến và gây ra nhiều đau đớn, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh nếu không điều trị đúng cách và kịp thời. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp, cách trị bệnh trĩ nội và ngoại khoa khác nhau có thể mang đến kết quả tốt mà người bệnh có thể chọn lựa hoặc điều trị theo chỉ định chuyên môn của bác sĩ. Để giúp bạn hiểu hơn về các cách trị bệnh trĩ, vnsuckhoe.vn sẽ chia sẻ một số phương pháp phổ biến hiện nay qua bài viết sau đây.

3 CÁCH TRỊ BỆNH TRĨ THEO PHƯƠNG PHÁP NỘI KHOA

Bổ sung thêm chất xơ

Đây là cách trị bệnh trĩ vô cùng đơn giản, tuy nhiên người bệnh cần phải kết hợp thêm với các phương pháp điều trị khác thì mới mang lại hiệu quả điều trị cao. Các khuyến nghị về chế độ ăn uống để góp phần điều trị hiệu quả bệnh trĩ bao gồm bổ sung, làm tăng lượng chất xơ hoặc các chất bổ sung chất xơ cho cơ thể như psyllium NIH liên kết ngoài (Metamucil) hoặc Methylcellulose (Citrucel). Cách này sẽ giúp làm giảm tác động của tình trạng thải phân cứng.

Theo nhiều nghiên cứu, việc bổ sung từ 7 đến 20g chất xơ/ngày có thể giúp làm giảm đến 50% nguy cơ xuất huyết cũng như các triệu chứng dai dẳng của bệnh trĩ. Tuy nhiên, lượng chất xơ được bổ sung vào cơ thể sẽ không thể giúp cải thiện được các triệu chứng khác như sa, đau và ngứa.

Khi bổ sung chất xơ cho cơ thể, bệnh nhân nên bổ sung cả chất xơ tan (nước ép trái cây, chuối,...) và không tan (Cellulose như rau, phần xác của các loại nước ép trái cây,...). Cùng với đó, người bệnh trĩ nên:

► Bổ sung thêm những loại thực phẩm chứa nhiều Collagen như cá ngừ, cá hồi,...

► Tránh tiêu thụ những loại đồ ăn cay và nóng.

► Tránh tình trạng căng thẳng.

► Tập thường xuyên các bài tập đại tiện tốt cho người bệnh trĩ.

► Nên ngồi nệm có khoét lỗ nếu cần phải ngồi lâu khi làm việc như IT, nhân viên văn phòng, tài xế,...

Bổ sung chất xơ là một cách trị bệnh trĩ nội khoa đơn giản mà người bệnh nên áp dụng

Áp dụng một số cách giúp giảm đau khi bị trĩ

Một trong những cách trị bệnh trĩ đơn giản nhất mà người bệnh có thể áp dụng chính là dùng nước muối ưu trương cho vào ngăn đá tủ lạnh đến khi đông lại thành nước đá. Sau đó, bạn có thể dùng để chườm vào chỗ đau hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ngồi trong bồn nước ấm khoảng vài lần/ngày để giúp làm giảm tình trạng đau do trĩ.

Dùng thuốc trị bệnh trĩ

Những loại thuốc gây tê cục bộ như thuốc loãng viêm hoặc corticosteroid có thể giúp bệnh nhân giảm những triệu chứng của bệnh trĩ. Ngoài ra, người bệnh còn có thể sử dụng thuốc bôi glyceryl trinitrate 0,2% để làm giảm bệnh trĩ cấp I hoặc II. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ cũng có thể sử dụng thuốc Pre-H có tác dụng làm giảm tạm thời những triệu chứng cấp tính của bệnh trĩ, chẳng hạn như chảy máu và cảm giác đau khi đi đại tiện.

Lưu ý: Việc dùng thuốc điều trị, làm giảm triệu chứng của bệnh trĩ nên được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Để đảm bảo an toàn, người bệnh không nên tự ý mua thuốc trị trĩ về và tự sử dụng.

Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trị trĩ

8 CÁCH TRỊ BỆNH TRĨ NGOẠI KHOA

Can thiệp các thủ thuật điều trị trĩ

♦ Liệu pháp xơ hóa, hay còn gọi là tiêm xơ

Liệu pháp xơ hóa thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh trĩ nội cấp độ I và II. Liệu pháp này được thực hiện qua ống soi và không cần gây tê tại chỗ. Khi thực hiện, các búi trĩ nội sẽ được định vị và tiêm chất làm mềm. Sau đó, chất xơ cứng sẽ gây xơ hóa để giúp cố định ống hậu môn và cuối cùng sẽ làm cho mô trĩ bị tiêu biến.

♦ Thắt dây chun

Đây là một trong những thủ thuật an toàn, nhanh chóng và mang đến hiệu quả cao cho những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội ở cấp độ II và III. Khi thực hiện cách trị bệnh trĩ này, bác sĩ sẽ tiến hành thắt một dải cao su đặc biệt xung quanh gốc trĩ để cắt đi nguồn cung cấp máu. Sau đó, phần dải của búi trĩ sẽ dần co lại và rụng đi trong khoảng 1 tuần. Thủ thuật thắt dây chun chống chỉ định với những trường hợp như:

→ Người đang mắc bệnh ngoại khoa có các triệu chứng.

→ Người bệnh bị rối loạn đông máu hoặc đang điều trị tình trạng kháng đông mãn tính (do nguy cơ xuất huyết muộn gây nên).

→ Bệnh nhân đang gặp phải trình trạng suy giảm miễn dịch.

Phương pháp đốt laser trị bệnh trĩ được áp dụng khá phổ biến

♦ Đốt laser

Đây là một thủ thuật ngoại trú phù hợp với hầu hết những bệnh nhân trĩ ở cấp độ I, II và III. Búi trĩ sẽ được đốt theo lại hoặc cắt bỏ bằng cách dùng carbon dioxide/Nd Yag Laser. Khi thực hiện cách trị bệnh trĩ này, chùm tia laser sẽ loại bỏ được các mô trĩ một cách nhanh chóng, chính xác và không gây đau cho bệnh nhân. Liệu pháp này có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng với một số phương phức khác để mang đến hiệu quả cao hơn.

♦ HCPT - Quang đông hồng ngoại (Đông máu hồng ngoại)

Đông máu bằng tia hồng ngoại là phương pháp dùng trực tiếp ánh sách hồng ngoại vào các mô trĩ để tiến hành triệt tiêu chúng. Đây là cách trị bệnh trĩ thường được áp dụng cho người bệnh trĩ nội cấp độ I và II.

Thủ thuật này được thực hiện bằng cách dùng đầu của dụng cụ làm đông máu hồng ngoại để chiếu vào gốc búi trĩ khoảng 2 giây trong từ 3-5 lần điều trị/búi trĩ. Khi đó, thuốc bôi làm hoại tử búi trĩ sẽ chuyển sóng ánh sáng hồng ngoại thành nhiệt và theo thời gian, phần niêm mạc bị tổn thương sẽ hình thành sẹo khiến cho niêm mạc trĩ sa ra ngoài.

Trị trĩ bằng cách can thiệp phẫu thuật

♦ Mổ mở

Đây là phương pháp phẫu thuật kinh điển được áp dụng cho những bệnh nhân trĩ cấp tính nặng, gây phù nề và hoại tử, giúp ngăn cản sự đóng niêm mạc. Sau khi thực hiện phương pháp mổ mở để điều trị bệnh trĩ, người bệnh có thể bị đau trong vài tuần.

♦ Cắt trĩ dưới niêm mạc

Thủ thuật này còn có tên gọi khác là Parks và được thực hiện dưới sự gây tê toàn thân hoặc ngoài màng cứng. Thủ thuật cắt trĩ dưới niêm mạc thường được chỉ định cho những người mắc bệnh trĩ ở cấp độ II đến IV.

♦ Phẫu thuật khâu treo để triệt mạch trĩ bằng phương pháp Longo

Cách trị bệnh trĩ này còn được gọi là phẫu thuật cắt niêm mạc theo chu vi hoặc thủ thuật sa và trĩ - PPH. Đây là phương pháp sử dụng ghim bấm để thực hiện cùng lúc việc cắt và khâu nối để giúp cố định các mô trĩ bên trong vào phần thành của trực tràng. Phương pháp Longo cần được thực hiện bởi những các sĩ giỏi tay nghề và giàu kinh nghiệm để tránh những biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật.

Phẫu thuật Longo trị bệnh trĩ hiệu quả

♦ Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới dựa theo hướng dẫn siêu âm Doppler - THD

Đây là phương pháp phẫu thuật sử dụng đầu dò Doppler để xác định 6 động mạch nuôi chính bên trong ống hậu môn. Từ đó, bác sĩ sẽ tiến hành thắt các động mạch này lại bằng chỉ khâu, đồng thời có thể hấp thụ và ống soi chuyên dụng để cắt những động mạch thừa niêm mạc trĩ.

MỘT SỐ LƯU Ý CẦN THIẾT SAU KHI ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

► Tiêu thụ các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân sau khi điều trị trĩ: Ăn theo chế độ ít dư lượng như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau lá xanh, tiêu thụ những thức ăn lỏng, tránh các loại thực phẩm gây táo bón, uống đủ 2 lít nước/ngày,...

► Để phòng ngừa bệnh trĩ tiếp tục tái phát sau điều trị, người bệnh cần đảm bảo tăng cường chất xơ trong chế độ ăn, chú ý quản lý cân nặng ở mức phù hợp và không nên rặn hay ngồi quá lâu khi đi đại tiện.

Từ những chia sẻ hữu ích trên, hy vọng bạn đã cập nhật được những thông tin cần thiết về cách trị bệnh trĩ và các lưu ý sau điều trị để đảm bảo sức khỏe, tránh làm bệnh tái phát. Để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích khác, hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo trên website vnsuckhoe.vn bạn nhé!

tin y tế

dinh dưỡng