Trả lời 5 câu hỏi bệnh nhi khoa phổ biến nhất

Các câu hỏi bệnh nhi khoa phổ biến sẽ được các chuyên gia phân tích, trả lời cụ thể ngay dưới đây. Toàn bộ giúp cho bạn đọc có thêm thông tin kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe cho con em của mình một cách hiệu quả. Ngay dưới đây chúng ta cùng đi vào phân tích và tìm hiểu để có được kiến thức bệnh lý nhi khoa tốt nhất cho mình.

TRẢ LỜI 5 CÂU HỎI BỆNH NHI KHOA PHỔ BIẾN

Có rất nhiều câu hỏi liên quan bệnh lý nhi khoa, ngay dưới đây chính là câu hỏi và phần trả lời của chuyên gia để bệnh nhân thêm hiểu rõ.

1. Vấn đề biếng ăn

Câu hỏi: Bé nhà mình gần 10 tháng, nặng 7kg, nhưng kể từ 6 tháng khi bắt đầu chế độ ăn dặm bé không ăn gì dù là bột hay cháo. Chỉ ăn nếu tự tay bốc đút vào miệng hoặc người lớn bốc nhưng với cách này bé lại ăn rất ít, có ngày thậm chí không ăn miếng nào. Về sữa bé chỉ bú 300 đếm 450ml, có ngày còn chưa đến 300ml. Mình rất lo không biết điều này có gây ra ảnh hưởng gì đến dinh dưỡng không? Mong được bác sĩ nhi khoa tư vấn.

Trả lời: Bé nhà chị hiện đang có vấn đề về dinh dưỡng do vậy nên cho cháu khám tổng quát để được tư vấn dinh dưỡng. Lưu ý rằng nếu trẻ không tăng cân liên tục 5 tháng hoặc có vấn đề sức khỏe cần được bác sĩ khoa Nhi đánh giá. Bên cạnh đó nếu thấy bé phát triển không đạt mức bình thường như là không bò và không tập đi. Do đó chị cần phải tìm hiểu kỹ về điều này và sớm đưa bé đi khám để được tư vấn kỹ hơn.

2. Bé không chịu vệ sinh răng khiến men răng đen

Câu hỏi: Thêm một câu hỏi bệnh nhi khoa nữa đó là trường hợp bé 11 tháng tuổi, mọc răng sớm từ 4 tháng. Nhưng khi mẹ vệ sinh răng thì bé không hợp tác, hay ngậm miệng lại, không cho vệ sinh và la hét. Nhìn vào bên trong thấy men răng đen vậy làm sao mới khắc phục được?

Trả lời: Mẹ cần kiêng nhẫn tập cho bé quen dần, ban đầu trước khi mọc răng thì ba mẹ nên dùng vải sạch hoặc gạc chà vào nướu sẽ thuận tiện cho việc tập chải răng sau này. Nếu bé 11 tháng thì mẹ nên chọn bàn chải mềm, đầu tròn tránh đau nướu. Mỗi ngày ba mẹ cũng nên làm gương giúp bé thích thú, muốn làm theo. Nếu đốm đen chỉ là đốm nhỏ thì có thể là đốm sâu nhỏ, còn nếu như đốm to chị có thể đưa bé đi khám.

3. Bé 5 tuần tuổi vẫn còn vàng da

Câu hỏi: Nếu bé 5 tuần tuổi nhưng vẫn còn vàng da thì liệu có bị nguy hiểm gì hay không?

Trả lời: Đối với câu hỏi bệnh nhi khoa này thì đây là tình trạng vàng da kéo dài. Mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để xem thử nguyên nhân gây ra vàng da kéo dài là gì. Còn tùy vào nguyên nhân mà giải pháp sẽ có sự khác nhau. Nếu vàng da do sữa mẹ, bé phát triển bình thường, bú tót, phân vàng thì không cần lo lắng. Nhưng tốt hơn hết vẫn cần thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân.

4. Bé bị Amidan quá phát

Câu hỏi: Bé nhà em được 3 tuổi và bị Amidan quá phát, năm nay bị đến lần 4, không có dấu hiệu xẹp lại. Gần đây nhất đó là tháng 6, bé dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định bệnh viện trong 1 tháng liên tục. Đến hôm nay giữa tháng 8 có dấu hiệu bị lại, vậy có thể cắt Amidan được không và nếu cắt sớm như thế có gây biến chứng gì không?

Trả lời: Ở đây Amidan chính là mô bạch huyết nằm ở 2 bên sau họng, là tuyến bảo vệ đầu tiên hệ thống miễn dịch nhằm chống lại virus cùng vi khuẩn xâm nhập giúp bảo vệ miệng cho bé. Viêm Amidan thường gặp ở trẻ em vì chức năng miễn dịch amidan hoạt động mạnh nhất đó là trước dậy thì.

Nếu bé bị tái phát 5 lần, có lần uống kháng sinh đến 1 tháng thì đây là tình trạng quá phát. Nhưng việc bé có chỉ định cắt Amidan chưa vẫn còn tùy số lần bé bị viêm Amidan được bác sĩ chẩn đoán những năm gần đây cũng như mức độ quá phát Amidan. Nên bạn cần đưa bé đi khám kỹ hơn để bác sĩ đưa ra hướng điều trị kịp thời.

5. Bé bị tiểu són

Câu hỏi: Bé gái gần 5 tuổi nhưng hay bị tiểu són vậy đó là bệnh gì?

Trả lời: Đối với câu hỏi bệnh nhi khoa tiểu són thì cần lưu ý tiểu xong thì nước tiểu rỉ ra quần hay tiểu ra quần trước khi đi tiểu, tia nước tiểu có mạnh và vọt xa hay là rỉ từng giọt mà thôi. Đồng thời tần suất tiểu són của bé thế nào, lúc nào cũng bị hay chỉ 1 đến 2 lần trong ngày, bé tiểu có buốt không, bị lâu hay chưa… Bên cạnh đó cần cung cấp thông tin âm vật bé có bất thường không và đã siêu âm thận tiết niệu cho bé chưa.

Tình trạng này có thể do nhịn tiểu rồi buồn quá đi không kịp. Nhưng cũng có thể do tổn thương ở bàng quang như bị nhiễm trùng, hội chứng bàng quang kích thích, dị tật, táo bón… Vì vậy cần đưa bé đi khám để biết được chính xác nguyên nhân và giải pháp.

vnsuckhoe.vn trên đây đã cung cấp một số câu hỏi bệnh nhi khoa phổ biến cùng với phần trả lời của bác sĩ. Mong rằng thông tin bài viết đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc bé yêu của mình tốt hơn.

tin y tế

dinh dưỡng