Triệu chứng đau mỏi cổ và những điều bạn cần nên biết

Đau mỏi cổ là triệu chứng phổ biến ở nhiều người, nhất là những người ở độ tuổi trung niên. Ngoài việc gây ra những đau nhức, chúng còn khiến cử động của bệnh nhân trở nên rất khó khăn gây trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây Đau mỏi cổ và phương pháp điều trị triệu chứng này như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:

ĐAU MỎI CỔ LÀ BỆNH GÌ? PHÂN LOẠI CÁC TRƯỜNG HỢP ĐAU CỔ

Đau mỏi cổ là tình trạng cổ bị đau nhức, các cơ vùng cổ bị căng cứng, hạn chế cử động, xoay đầu. Hầu hết các cơn đau xuất phát từ căng thẳng hoặc nằm, ngồi sai tư thế trong thời gian dài. Tuy nhiên nếu các cơn đau kéo dài 2-3 tuần thì bạn không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh về xương khớp. 

Qua quá trình nghiên cứu về đau mỏi cổ, các chuyên gia đã phân ra có 2 dạng phổ biến:

 Đau cổ cấp tính

Đau cổ cấp tính là tình trạng đau đột ngột, bất ngờ mà không rõ nguyên nhân và thường là do ngủ sai tư thế hoặc gặp các chấn thương nhẹ trong sinh hoạt và lao động dẫn đến giãn dây chằng. 

Các dây chằng sẽ trở lại vị trí sau vài ngày và cơn đau cổ cấp tính sẽ tự biến mất. Tuy nhiên vẫn nên áp dụng một số phương pháp trị liệu cần thiết để nhanh chóng phục hồi và giảm các triệu chứng nhức mỏi, khó chịu.

 Đau cổ mạn tính

Đau cổ mãn tính là cơn đau kéo dài hoặc tái phát nhiều lần sau điều trị. Ngoài đau nhức, bệnh có thể kèm theo nhiều triệu chứng như tê cứng cổ và lan xuống cánh tay, cơn đau lan ra các vùng lân cận, cử động khớp cổ khó khăn,...

Trong trường hợp này, tuyệt đối không nên chủ quan vì đây là “còi báo động của các căn bệnh về xương khớp nguy hiểm. Cần thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị khoa học, phù hợp. Tránh tự điều trị hoặc kéo dài triệu chứng gây hậu quả đáng tiếc.


NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU MỎI CỔ

1. Các cơ quanh cổ phải chịu áp lực 

- Tập luyện quá sức: Tập thể dục quá sức hoặc không đúng cách dễ gây đau cổ vai gáy. Việc khởi động qua loa trước khi chơi thể thao cũng gây nên tình trạng này. 

- Chấn thương: Những chấn thương do mang vác vật nặng, tai nạn lao động, giao thông hay té ngã,...sẽ làm tổn thương dây chằng, gân, đốt sống… từ đó gián tiếp gây đau mỏi vai gáy, đau lưng.

- Tính chất công việc: Những người có đặc thù công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế khiến các cơ ở vùng cổ và bả vai bị chèn ép, gây đau nhức. Những người lao động tay chân, lao động nặng, quá sức cũng khiến cơ chịu áp lực gây đau mỏi vùng cổ.

2. Thoái hóa đốt sống cổ

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, các gai xương sẽ phát triển chèn ép lên các dây thần kinh ở vai gáy gây đau nhức. Triệu chứng điển hình là cảm giác cứng cổ, đau mỏi gáy mỗi khi thức dậy. Bệnh xuất hiện ở 90% người trên 60 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa.

3. Thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ gây nên những cơn đau khởi phát tại một hoặc 2 đốt sống cổ sau đó lan ra vùng bả vai, cánh tay hoặc lan lên sau đầu và hốc mắt. Cử động cổ và cánh tay bị hạn chế, không thể đưa tay ra sau lưng hoặc giơ tay lên cao; khó khăn trong việc cúi ngửa hoặc quay cổ.

4. Viêm bao khớp vai

Khi trời trở lạnh hoặc nửa đêm, bạn sẽ cảm thấy đau ở một bên khớp vai, đau nhiều hơn nếu nằm nghiêng. Bạn thậm chí không thể chải tóc, vòng tay ra sau lưng hoặc với tay từ trên cao, v.v. Đây là những triệu chứng điển hình của chứng co thắt bao khớp vai—một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau cổ và vai.

5. Thời tiết thay đổi 

Đột ngột thay đổi thời tiết, áp suất không khí thấp, ngồi trước quạt hoặc máy điều hòa, tiếp xúc với mưa kéo dài và tắm vào ban đêm có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho các tế bào cơ và gây thiếu máu cơ. Điều này có thể dẫn đến hội chứng đau cổ.

6. Tuổi tác

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý xương khớp nhất. Sau 35 tuổi, hệ xương khớp bắt đầu thoái hóa, suy giảm các chức năng, mất đi khả năng phục hồi. Từ đó, cơn đau phát triển ở cổ, vai, tứ chi và các vùng xương khớp khác.

CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG ĐAU MỎI CỔ 

1. Chườm nóng hoặc lạnh

Khi những cơn đau chỉ mới xuất hiện hoặc chỉ là đau nhẹ, Bạn có thể luân phiên chườm nóng và lạnh lên vùng mô mềm bị đau cách 2 giờ một lần, mỗi lần khoảng 15 phút, kết hợp xoa bóp nhẹ vùng cổ để giảm đau.

2. Vật lý trị liệu

Để cải thiện tình trạng đau vai gáy, đặc biệt là đau vai gáy mãn tính thì không thể bỏ qua các liệu pháp vật lý trị liệu như chườm nóng hay điện trị liệu. Áp dụng các bài tập, liệu pháp kéo giãn cột sống cổ hay xoa bóp vai gáy đúng cách sẽ giúp kiểm soát cơn đau. 

Ngoài ra, nên kết hợp trị liệu với các bài tập yoga chữa đau cổ vai gáy. Đây là cách giảm các triệu chứng đau cổ vai gáy hiệu quả.

3. Dùng thuốc

Một số loại thuốc thường được sử dụng chủ yếu là thuốc giảm đau:

- Nhóm thuốc giảm đau không kê toa bao gồm: thuốc giảm đau đơn thuần (Paracetamol, Acetaminophen); thuốc kháng viêm không Steroid (Aspirin, Ibuprofen); thuốc giãn cơ vân (Myonal giúp giảm đau sau gáy chỉ sau 15 - 30 phút).

- Nhóm thuốc kê toa bao gồm thuốc kháng viêm có Steroid Corticoid, Glucosamin sulfat là những thuốc trị đau, bổ sung sụn cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định liều lượng cụ thể.

Khi muốn dùng thuốc cần đi khám và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý dùng thuốc hoặc tăng giảm liều lượng, lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

4. Phẫu thuật

Nếu điều trị bằng các phương pháp như dùng thuốc và vật lý trị liệu không làm giảm các triệu chứng. Hoặc nếu bệnh nhân mắc bệnh lý liên quan đến tủy sống hoặc chèn ép rễ thần kinh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Phương pháp này thường được sử dụng cho những trường hợp nghiêm trọng. Không nên thực hiện phẫu thuật khi tình trạng có thể được cải thiện bằng các phương pháp khác, bởi vì hoạt động này có nhiều rủi ro, tốn kém và mất nhiều thời gian để phục hồi.

PHÒNG NGỪA ĐAU MỎI CỔ

- Điều chỉnh tư thế làm việc, lúc ngồi nên giữ thẳng cột sống và vai, không ngồi quá 45 phút đến 1 giờ, không giữ một tư thế quá lâu, nghỉ giữa giờ làm việc.

- Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng và áp lực công việc, ngủ đủ 6-8 tiếng/ngày, không thức khuya >23h.

- Tập các động tác vận động khớp vai, cổ (gáy) ​​chậm rãi, nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày.

- Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp như: canxi, kali, vitamin B, C, E,…

- Cơ thể nên được giữ ấm, tránh các tác nhân đột ngột gây nhiễm lạnh.

Trên đây vnsuckhoe.vn đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về Đau mỏi cổ và phương pháp điều trị. Chúc bạn có được kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho mình. Đừng quên rằng mỗi ngày chúng tôi luôn cập nhật nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích, hãy đón xem nhé.

 

tin y tế

dinh dưỡng